Hạn chế tác dụng phụ khi dùng thuốc cho trẻ các mẹ nên chú ý
Điều này có thể ảnh hưởng đến tính mạng hoặc di chứng cơ quan nặng nề cho trẻ. Vì thế, khi cho trẻ nhỏ dùng thuốc, bố mẹ phải đặc biệt thận trọng.
Đặc điểm cơ thể trẻ
Trẻ em là một cơ thể đang lớn và phát triển, chức năng gan thận của trẻ chưa hoàn thiện, do đó khả năng chuyển hóa, tích lũy, đào thải kém dễ dẫn đến ngộ độc thuốc.
Thuốc vào cơ thể được gắn với protein để vận chuyển đến nơi cần phát huy tác dụng. Ở trẻ em khả năng gắn thuốc với protein còn kém và có sự cạnh tranh giữa các thuốc đồng thời cạnh tranh với bilirubin tự do dẫn đến một số thuốc không gắn được với protein dễ gây ngộ độc thuốc và tăng bilirubin tự do trong máu gây tình trạng vàng da ở trẻ.
Ở trẻ em, lượng nước toàn phần và sự phân bố nước ở trong và ngoài tế bào thay đổi theo lứa tuổi, do đó sự phân bố khối lượng thuốc cũng rất khác nhau ở từng lứa tuổi.
Hạn chế tác dụng phụ khi dùng thuốc cho trẻ
Một trường hợp trẻ bị ngộ độc thuốc (Ảnh: Internet)
Não của trẻ em có nhiều nước, nhiều mạch máu và chức năng hệ thần kinh chưa hoàn chỉnh nên dễ có tình trạng phản ứng thuốc.
Các đường dùng thuốc ở trẻ nhỏ
Đường uống: Ở trẻ nhỏ, ta thường dùng thuốc nước, thuốc bột. Các loại thuốc viên hay nang khó uống hơn. Dạng sirô thì không để được lâu.
Không nên ép trẻ nhỏ khi không chịu uống thuốc vì có thể bị sặc vào đường hô hấp nguy hiểm đến tính mạng của trẻ. Vì vậy, khi cho trẻ uống thuốc phải dỗ dành. Ở trẻ lớn hơn thì tốc độ hấp thu thuốc sẽ giảm theo thứ tự sau: dung dịch, huyền phù, viên nén. Nhu động ruột trẻ nhỏ tăng hơn trẻ lớn nên tốc độ di chuyển thuốc trong ống tiêu hóa nhanh hơn.
Đường tiêm: Tiêm bắp, tiêm tĩnh mạch tiêm dưới da dùng trong trường hợp bệnh nặng hay nôn mửa hôn mê Đường tiêm thường gây đau và phản ứng thuốc nhiều hơn.
Đường tủy sống: Thường dùng trong trường hợp viêm màng não ở trẻ sơ sinh Đường dùng này hay có biến chứng. Không dùng penicillin tiêm tủy sống cho trẻ nhỏ.
Đường hậu môn: Đoạn cuối của ruột già và trực tràng là nơi có thể hấp thu thuốc. Thường dùng đường này khi trẻ hôn mê co giật nôn mửa hay thuốc bị hủy do dịch tiêu hóa Nhược điểm là sự hấp thu thuốc không hằng định, một số thuốc có thể gây kích thích tại chỗ cho trực tràng.
Và lưu ý khi dùng
Vì ở trẻ em, về cơ thể học và sinh lý học chức năng cơ quan khác người lớn hay trẻ trưởng thành, do đó dùng thuốc phải thận trọng, vì tác dụng phụ và biến chứng do dùng thuốc có thể ảnh hưởng đến tính mạng hoặc di chứng cơ quan nặng nề cho trẻ, nhất là trẻ nhỏ. Bộ Y tế nước ta quy định một số thuốc thông thường như aspirin levamisol… không được dùng ở trẻ em, vì aspirin gây hội chứng reye levamisol gây biến chứng thần kinh.
Phải đặc biệt lưu ý khi cho trẻ nhỏ dùng thuốc (Ảnh: Internet)
Khi dùng thuốc cho trẻ em người thầy thuốc phải chú ý: ghi rõ tên thuốc; liều lượng đường dùng (uống, tiêm…); số lần dùng trong ngày; thời gian dùng; không nên ghi đơn theo viên, ống mà phải ghi theo đơn vị, gam. miligam... hoặc đậm độ dung dịch, ví dụ adrenalin 0,1% thì phải ghi cụ thể số mililit. Ngoài ra, trong khi ghi tên thuốc thương mại, phải biết rõ tên gốc chính của nó. Ví dụ: tifomycin (chloramphenicol), bevitin (vitamin B1)...
Trong khi điều trị cần phải theo dõi các phản ứng gây ra do thuốc, bao gồm: phản ứng do quá liều (lượng thuốc dùng gần bằng liều lượng độc tính) và phản ứng phụ (khi dùng thuốc với liều lượng thông thường). Ngoài ra, cần theo dõi phản ứng của trẻ tùy theo giai đoạn tăng trưởng:
Giai đoạn bào thai: một số thuốc người mẹ dùng có thể gây dị tật bẩm sinh như thalidomid gây dị tật tay chân hải cẩu, testosteron gây nam hóa bào thai nữ.
Giai đoạn thai nhi: các thuốc iod phóng xạ, thiouracil dùng cho mẹ có thể gây bướu giáp ở trẻ lúc sinh. Các thuốc trị ung thư gây dị tật bẩm sinh, ức chế tăng trưởng. Lúc sắp sinh, các thuốc giảm đau thuốc gây mê thuốc an thần thuốc hạ huyết áp thuốc giãn cơ có thể gây ức chế hô hấp ở trẻ sơ sinh
Giai đoạn sơ sinh: chloramphenicol gây hội chứng xám. Sulfamid dễ gây tích tụ bilirubin gián tiếp tại nhân xám não bộ vitamin K tổng hợp có thể gây tan máu.
Giai đoạn trẻ nhỏ: Các loại thuốc á phiện, morphin và các dẫn xuất, gây ức chế hô hấp nên không được dùng cho trẻ dưới 3 tuổi.
Phenothiazin gây ra các dấu hiệu thần kinh ngoại tháp.
Vitamin A, D liều cao, quinolon thế hệ 2 có thể gây tăng áp lực sọ não.
Tóm lại, dù dùng thuốc gì, đường nào thì đối với trẻ nhỏ phải hết sức thận trọng, cân nhắc kỹ lưỡng để hạn chế tối đa các tác dụng không mong muốn do thuốc gây ra cũng như các biến chứng nguy hiểm trẻ có thể gặp phải khi dùng thuốc.
- Phát hiện thêm tác dụng ngỡ ngàng từ thuốc Viagra (Thứ Hai, 09:11:03 27/07/2020)
- Mùa hè trẻ dễ mắc các bệnh lý hô hấp, có nên dùng thuốc... (Thứ Ba, 09:33:09 07/07/2020)
- Những ảnh hưởng tiêu cực của Aspirin tới cơ thể nên chú ý (Thứ năm, 14:50:05 28/02/2019)
- Những cách dùng viên aspirin - pH8 chưa đúng nên sửa ngay (Thứ năm, 13:00:06 28/02/2019)
- Mối nguy khi cha mẹ làm bác sĩ cho con nhiều người bỏ qua (Thứ Hai, 13:37:07 25/02/2019)
- Nên dùng ampicillin ở dạng phối hợp đúng hay không? (Thứ tư, 16:25:07 20/02/2019)
- Aspirin có tác dụng như thế nào với cơ thể con người? (Thứ Hai, 14:15:07 18/02/2019)
- Ghi nhớ đặc biệt khi dùng clopidogrel tránh nguy hại cơ thể (Thứ Hai, 09:40:09 18/02/2019)
- Cảnh báo: Khi dùng aceclofenac cần biết những điều này! (Thứ bảy, 16:55:09 16/02/2019)
- Ðiều cần biết khi dùng calcitonin tránh nguy hại cơ thể (Thứ bảy, 16:30:00 16/02/2019)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:00 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:01 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:07 12/02/2023