Thuốc có thể gây độc cho gan và cách khắc phục tốt nhất

Trong tài liệu thuốc thường có ghi các cảnh báo: “... gây độc cho gan, suy giảm chức năng gan, thận trọng cho người bị bệnh gan...”. Hiểu đúng các cảnh báo này sẽ giảm sự lo ngại không đáng có và tránh các tai biến do thuốc gây ra.

Thuốc có thể làm thay đổi chức năng gan, tổn thương gan, biểu hiện bằng các triệu chứng lâm sàng, dẫn dến tàn phế, đe dọa tính mạng.Việc chuyển từ trạng thái đầu đến trạng thái cuối không phải lúc nào cũng xảy ra mà còn tùy loại thuốc, tùy khả năng tự hồi phục gan của người bệnh.

Thế nào là độc tính trên gan do thuốc?

Được coi là tổn thương gan khi hội tụ đủ một trong hai yếu tố: Thứ nhất, có sự tăng trên hai lần giới hạn trên các chỉ số bình thường của alanin aminnotransferase hoặc bilirubin trong huyết tương. Thứ hai, có sự tăng cả aspartat aminnotrantransferase, alkalinphophatase, biulirubin toàn phần nhưng phải có một trong ba loại đó tăng cao hơn 2 lần giới hạn trên bình thường.

Muốn xác định tổn thương gan do thuốc lại phải có thêm một số điều kiện khác: Trước khi dùng thuốc không có tiền sử hoặc trong khi dùng thuốc không mắc kèm một bệnh gây tổn thương gan nào khác (như viêm gan A-B- E...). Khi dùng thuốc có biểu hiện tổn thương gan, nhưng sau khi ngừng dùng biểu hiện đó giảm rõ rệt hay mất đi. Nếu dùng nhiều thuốc cùng lúc thì phải loại trừ dần cuối cùng tìm ra thủ phạm chính.

Xác định tổn thương gan do thuốc cần xét nghiệm, quan sát lâm sàng, xem xét các điều kiện liên quan.

Các nhóm thuốc gây tổn thương gan:

- Nhóm gây tổn thương tế bào gan (tăng alanin aminotranferase), bao gồm các thuốc: kháng khuẩn nấm (ketoconazol, tetracyclin, trovafloxacin); chống lao (isoniazid, rifampicin, pyrazinamid); chữa tăng huyết áp (lisinopril losartan amiodaron); giảm đau chống viêm (paracetamol, allopuriol, các kháng viêm không steroid); chống tiết acid (omeprazol); trầm cảm (fluoxetin, proxetin, sertralin); chống mỡ máu (statin); thuốc chống béo (bupropion)...

- Nhóm thuốc làm tắc mật (tăng alkalinphophatase + tăng bilirubin toàn phần), bao gồm các thuốc: kháng khuẩn, nấm (amoxicilin+ acid clavulanic erythromycin terbinafin), tâm thần (chlopromazin, mirtarazin trầm cảm ba vòng), chống dị ứng (phenothiazin), cao huyết áp (irbesartan), chống máu cục (chlopidogen), thuốc chứa estrogen (viên tránh thai estrogen) steroid đồng hóa.

- Nhóm vừa làm tổn thương tế bào gan vừa làm tắc mật (cùng lúc làm tăng alanin aminotranferase và alkalinphophatase), bao gồm các thuốc: kháng sinh (clindamycin, bactrim, sulfonamid, nitrofurantoin), chống động kinh (phenobarbital, phenytoin, carbamazepin); chữa tăng huyết áp (catopril enalapril verapamil); chống trầm cảm (amitriphtylin, trazodon); chống dị ứng (cyproheptadin); chữa ung thư tuyến tiền liệt (flutamid).

Việc chia nhóm chỉ tương đối. Cách gây độc cho gan của từng loại thuốc còn phức tạp hơn nhiều và biểu hiện độc trên gan phụ thuộc rất nhiều yếu tố: tuổi, giới...

Cách dùng các thuốc gây độc cho gan

Tăng enzym gan chưa hẳn là đã chuyển thành tổn thương gan. Vì vậy khi mới chỉ enzym gan tăng không nhất thiết phải ngừng thuốc nhưng cần theo dõi chặt chẽ. Khi có các biểu hiện lâm sàng vàng da suy gan cấp phải ngừng thuốc ngay để tránh các diễn biến nghiêm trọng. Kết hợp cả hai yếu tố là cách tốt nhất để rút ra cách xử lý phù hợp.

Đối với một thuốc đã gây độc thì nhất thiết không thử dùng lặp lại. Dùng lặp lại sẽ tổn thương tái phát nặng hơn.

Độc tính làm tắc mật tuy dai dẳng, lâu hồi phục, nhưng hiếm khi nghiêm trọng. Độc tính tổn thương tế bào gan cấp thường gặp là mệt mỏi đau bụng vàng da đặc biệt sự kéo dài và kèm theo bệnh não là một biểu hiện rất nặng, cần phải điều trị tại bệnh viện

Một thuốc chỉ gây độc cho gan ở liều xác định (thường cao gấp nhiều lần liều thường dùng và kéo dài) vì vậy chỉ dùng thuốc theo liều lượng và thời gian cho phép.

Cần biết rõ rằng việc dự đoán xảy ra cũng như dự đoán thời gian, độ nặng độc tính gan do thuốc trên từng người bệnh rất khó. Nên với những thuốc đã nằm trong danh mục gây độc cho gan dù dùng với người bình thường cũng phải cảnh giác.

Khi dùng các thứ thuốc mới (thường chưa có thử nghiệm đầy đủ độc tính gan) cần có sự theo dõi ở cả phía thầy thuốc lẫn người bệnh.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật