Các vị thuốc từ cây tre, các bạn tham khảo thêm công dụng của nó nhé!

Trong mỗi làng quê ở Việt Nam, đâu đâu cũng bắt gặp hình ảnh quen thuộc của lũy tre làng. Trong cuộc sống thường nhật, tre còn góp phần vào việc tạo dựng nên biết bao nhiêu là dụng cụ phục vụ cho cuộc sống hàng ngày của nhân dân ta. Ngoài ra, tre còn là cây cho nhiều vị thuốc quý, có thể chữa được nhiều loại bệnh khác nhau.

Sương mai từ búp lá tre

Những trẻ em mới lớn hoặc ở tuổi vị thành niên, thường hay xuất hiện một  loại bệnh do nấm gây ra, đặc biệt là ở vùng mặt, vùng cổ... gọi là "bạch biến" tên thường gọi là lang ben lang ben thể hiện bởi các nốt chấm trắng nhỏ ngoài da, ban đầu chỉ bằng hạt kê sau lan ra, và có thể to bằng hạt đậu xanh

Lúc đầu chỉ một số nốt, sau ít ngày lan nhanh ra toàn vùng mặt, cổ... khiến cho khuôn mặt trở nên lốm đốm trắng. Đồng thời tạo cảm giác ngứa ngáy khó chịu, nhất là khi ra nắng và khi ra mồ hôi Có thể dùng sương mai (sương ban sáng) đọng trên các búp lá tre, xoa nhẹ trên các vùng bị bạch biến. Mỗi buổi sáng một lần. Làm nhiều lần trong tuần, sẽ nhanh chóng cho kết quả.

Lá tre

(tươi) hay còn gọi là trúc diệp (cần phân biệt với vị thuốc đạm trúc diệp là rễ của cây đạm trúc diệp) có tác dụng thanh nhiệt giáng hỏa. Khi cảm cúm sốt cao ra nhiều mồ hôi ho suyễn, thổ huyết. Có thể phối hợp với lá tía tô bạc hà, kinh giới, mỗi vị 16 - 20g, sắc uống, ngày một thang.

Để chữa viêm phế quản cấp tính, lá tre 12g thạch cao tang bạch bì sa sâm mạch môn, thiên môn hoài sơn mỗi vị 12g; lá hẹ 8g, sắc uống, ngày một thang. Ngoài ra có thể dùng lá tre cùng với một số lá có tinh dầu cho mùi thơm, như lá sả, lá hương nhu bạc hà khuynh diệp... làm thuốc  xông hơi khi bị cảm mạo.

Búp tre (phần ngọn của cành tre non) trị tiểu tiện buốt dắt: Dùng búp lá tre và rau má tươi, mỗi vị 20g, giã nát, thêm chút muối ăn thêm nước lọc, quấy đều, gạn lấy một bát uống, ngày một lần, uống liền một tuần lễ. Chữa lỵ mạn tính: búp tre 4g, chè tươi 10g hạt cau già 2g, sắc uống ngày một thang. Uống liền 1 - 2 tuần lễ.

Măng tre giã nát, vắt lấy nước, thêm nước gừng, uống, trị sốt cao khi cảm mạo hoặc viêm họng Có thể dùng nước măng tre chua trị say nắng bằng cách đem đun sôi, khoảng 300ml, rồi cho thêm 20g muối ăn, hành tươi tỏi tươi gừng tươi mỗi vị 10g, sau khi giã nát. Cuối cùng đập một quả trứng gà vào và quấy chín, uống lúc còn nóng.

Trúc nhự (phần thân cây tre tươi, sau khi cạo bỏ lớp vỏ xanh bên ngoài và lớp ruột bên trong). Dùng trúc nhự trị cảm sốt, tâm phiền, bứt rứt, nôn nao... Khi có thai buồn nôn dùng trúc nhự 12g sinh khương 4g, sắc uống.

Chữa trầm cảm hoang tưởng, ảo giác: trúc nhự 8g cam thảo dây 12g bán hạ (chế), trần bì ô dược đởm nam tinh chỉ thực hương phụ mỗi vị 8g sắc uống, ngày một thang. Uống liền 3 tuần. Sau nhắc lại.

Thiên trúc hoàng (những cục mầu trắng hoặc mầu vàng do dịch phân tiết ra trong gióng cây tre già, cây nứa), có vị ngọt, tính hàn, có tác dụng trừ đờm, bình suyễn, dùng trong chứng phế nhiệt, nhiều đờm suyễn tức.

Khi dùng có thể phối hợp với vị bạch cương tằm hoàng liên thanh đại xạ hương điều trị chứng đờm tắc, suyễn tức ở trẻ em. Khi trẻ em bị sốt cao mê sảng kinh phong co giật: thiên trúc hoàng 4g, đởm nam tinh 16g, chu sa 2g, xạ hương 0,4g, dưới dạng thuốc hoàn, mỗi lần uống 2 - 4g.

Mo nang tre (những mảnh vỏ già, khô bọc ngoài cây tre non), sau khi sao tồn tính, tán thành bột mịn, rắc vào các mụn nhọt lở loét lâu liền miệng, hoặc có thể dùng làm thuốc cầm máu trong các trường hợp rong kinh băng huyết chảy máu cam phối hợp với cỏ nhọ nồi lá sen bẹ móc (tông lư) ngải diệp, trắc bách diệp, đều sao tồn tính, mỗi vị 8 - 10g, dưới dạng thuốc sắc, ngày một thang. 

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật