Cai nghiện rượu bằng một số loại thuốc tây hiệu quả

Trong hơn 2 thập kỷ qua, mặc dù chúng ta đã có thêm được rất nhiều những hiểu biết mới về cơ chế thần kinh hóa học của hiện tượng này nhưng lại tìm được rất ít loại thuốc để có thể điều trị nghiện rượu

Nghiện rượu là một vấn đề diễn ra rất phổ biến trong xã hội hiện nay, nó có thể gây ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống xã hội cũng như sức khỏe và tâm sinh lý của người nghiện. Trong hơn 2 thập kỷ qua, mặc dù chúng ta đã có thêm được rất nhiều những hiểu biết mới về cơ chế thần kinh hóa học của hiện tượng này nhưng lại tìm được rất ít loại thuốc để có thể điều trị nó.

Hiện nay, mới chỉ có một số loại thuốc là disulfiram naltrexone acamprosate, topiramate, nalmefene và ondansetron đã được cấp phép hoặc đang trong quá trình nghiên cứu hoặc được sử dụng theo kinh nghiệm để điều trị cai nghiện rượu. Hiệu quả của từng loại thuốc có thể khác nhau đáng kể giữa các bệnh nhân và một số người có thể không đáp ứng với bất kỳ thuốc nào. Cần lưu ý là tất cả các thuốc này đều không thể đem lại hiệu quả nếu không được đi kèm với các biện pháp điều trị về tâm lý và hành vi.

Disulfiram

Cách đây 60 năm, disulfiram đã được phát hiện một cách tình cờ có thể gây ra phản ứng sợ rượu. Cồn ethanol trong rượu khi vào cơ thể  được chuyển hóa nhờ một hệ thống các enzym, trong đó có enzym aldehyde dehydrogenase.

Disulfiram ức chế không đảo ngược enzym này dẫn đến ứ trệ các chất chuyển hóa trung gian gây độc gọi là acetaldehyde do không được chuyển hóa. Nếu disulfiram có ở trong cơ thể, bất cứ khi nào bệnh nhân uống rượu sẽ bị tích tụ acetaldehyde, chất này có thể gây ra một phức hợp các cảm giác khó chịu như buồn nôn nôn, bốc hỏa, tụt huyết áp được gọi là phản ứng disulfiram-ethanol. Phản ứng này có thể khiến người nghiện cảm thấy sợ uống rượu, mức độ của phản ứng tỷ lệ thuận với liều dùng của disulfiram và số lượng rượu được uống. Disulfiram không được sử dụng rộng rãi trong thực tế do các nguy cơ về tác dụng phụ và tương tác của thuốc.

Tác dụng phụ thường gặp nhất là gây cảm giác ngầy ngật buồn ngủ có thể khắc phục bằng cách uống thuốc vào buổi tối. Nhiễm độc gan do thuốc cũng có thể xảy ra rất sớm, do đó, cần theo dõi định kỳ xét nghiệm chức năng gan trong quá trình dùng thuốc Do tác dụng phụ cũng như nguy cơ gây tụt huyết áp trong phản ứng disulfiram-ethanol, nên tránh dùng ở những người mắc bệnh tim mạch bệnh mạch máu não tiểu đường loạn thần hoặc rối loạn nhận thức.

Ngoài ra, disulfiram còn có thể tương tác với một loạt các thuốc cùng chuyển hóa qua hệ thống enzym cytochrome P-450 như theophyllin, phenytoin, warfarin..., dẫn đến tăng độc tính. Do đó, cần giảm liều hoặc tránh dùng các thuốc này cùng với disulfiram. Liều tối đa của disulfiram trong điều trị cai nghiện rượu là 500mg/ngày. Hiệu quả cai nghiện rượu của disulfiram chỉ đạt được tối đa khi có sự tuân thủ dùng thuốc của người bệnh và sự theo dõi nghiêm ngặt quá trình điều trị. 

Naltrexone

Là một chất cạnh tranh thụ thể opioid, thường được dùng trong cai nghiện thuốc phiện. Naltrexone có thể làm giảm ham muốn uống rượu do ngăn chặn con đường beta-endorphin, ngoài ra, thuốc cũng gây giảm cảm giác phấn khích sau uống rượu. Hầu hết các nghiên cứu đều cho thấy, thuốc có thể giúp giảm cường độ và tần suất uống rượu nếu được dùng đúng chỉ định. Những người có tiền sử nghiện rượu mang tính gia đình thường đáp ứng tốt với naltrexone.

Ngoài ra, những người có ham muốn uống rượu càng mạnh mẽ trước điều trị thì càng có xu hướng đáp ứng tốt với thuốc. Tuân thủ dùng thuốc cũng là yếu tố quan trọng nhất quyết định hiệu quả điều trị của naltrexone, hiệu quả này chỉ được đảm bảo khi người bệnh phải sử dụng được ít nhất 70 - 90% số lượng thuốc được chỉ định. Dạng thuốc tiêm phóng thích chậm được tiêm bắp 4 tuần 1 lần của naltrexone có thể giúp cải thiện sự tuân thủ điều trị.

Các tác dụng phụ thường gặp của thuốc là gây buồn nôn chóng mặtmệt mỏi nhiễm độc gan có thể xảy ra nhưng rất hiếm gặp ở liều 50mg/ngày. Thuốc nên tránh dùng ở những bệnh nhân có suy giảm chức năng gan hoặc phải lệ thuộc heroin và thuốc phiện.

Nalmefene

Cũng là một chất cạnh tranh thụ thể opioid, hiện đang được nghiên cứu trong điều trị cai nghiện rượu. Mặc dù không có bằng chứng cho thấy nalmefene hiệu quả hơn naltrexone, nhưng có thể là an toàn hơn vì thuốc này không gây nhiễm độc gan.

Acamprosate

Đây là tác nhân chứng minh được hiệu quả rõ rệt nhất trong điều trị cai nghiện rượu cơ chế tác dụng chính xác còn chưa được biết nhưng có thể do ức chế hệ glutamatergic dẫn đến giảm ham muốn uống rượu. Để đảm bảo hiệu quả, acamprosate nên được dùng sớm ngay khi có thể và dùng kéo dài liên tục để giảm tần suất và mức độ uống rượu. Do thuốc được thải trừ qua thận nên cần giảm liều hoặc tránh dùng ở những bệnh nhân có suy thận nặng. Tác dụng phụ thường gặp nhất của acamprosate là gây tiêu chảy nhưng thường nhẹ và thoáng qua. Hiệu quả điều trị của acamprosate có thể tăng lên khi thuốc được dùng phối hợp với naltrexone.

Topiramate

Là một thuốc chống động kinh nhưng topiramate lại có những chế tác dụng giúp cho việc điều trị cai nghiện rượu như ức chế GABA và ức chế dẫn truyền glutamate Hiện nay, do còn có quá ít những nghiên cứu về tác dụng cai nghiện rượu của topiramate nên thuốc thường chỉ được dùng trong chỉ định này theo kinh nghiệm. Các tác dụng phụ thường gặp là gây chóng mặt, rối loạn vận động, giảm trí nhớ và độ tập trung, hầu hết đều nhẹ và tự hết không cần xử trí.

Ondansetron

Là một thuốc ức chế cạnh tranh thụ thể 5-HT3 của serotonin, thường được dùng trong điều trị chống nôn. Thuốc đang được thử nghiệm với những kết quả tương đối khả quan trong điều trị cai nghiện rượu với khả năng giúp giảm lượng rượu được uống do làm giảm ham muốn uống rượu và giảm sự phấn khích do rượu.           
   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật