Mách bạn các loại thảo dược quý điều trị viêm nhiễm phụ khoa

Nỗi lo lắng thầm kín mang tên “bệnh phụ khoa”, chắc hẳn nhiều chị em phụ nữ đã từng trải qua. Tuy không phải là bệnh gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng viêm nhiễm phụ khoa lại gây khó chịu đến cuộc sống hàng ngày, gây mất tự tin và ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt vợ chồng của chị em phụ nữ. Bệnh không khó chữa nhưng các phương pháp truyền thống thường không chữa dứt hẳn bệnh, hoặc bệnh dễ tái phát, tái nhiễm nhiều lần, làm cho người bệnh chán nản và chấp nhận “sống chung với lũ”. Vì vậy, chữa dứt điểm bệnh là mong muốn thiết tha của nhiều chị em phụ nữ.

Chị em đã từng bị viêm nhiễm phụ khoa, chắc hẳn thấu hiểu nỗi lo lắng, băn khoăn mỗi khi dùng các thuốc đặt, bôi tại chỗ và thuốc kháng sinh uống, chỉ sau một vài tháng là bệnh lại tái phát trở lại, với các biểu hiện là ra nhiều khí hư cảm giác nóng rát khó chịu đau bụng dưới…

Thông thường, khi bị viêm nhiễm phụ khoa tùy từng ca bệnh, tùy từng lứa tuổi, các bác sĩ có thể chỉ định thuốc uống để tiêu diệt nguyên nhân gây bệnh (kháng sinh, chống nấm chống viêm,…) thuốc bôi ngoài âm đạo (đối với các bạn gái chưa có quan hệ tình dục) thuốc đặt âm đạo (với phụ nữ đã có chồng, bạn gái đã quan hệ).

Tuy nhiên, môi trường âm đạo không phải là môi trường vô trùng, trái lại, trung bình có khoảng 6 loại vi trùng khác nhau, trong đó đáng kể là nhóm Lactobacili. Trong quá trình chuyển hóa, nhóm vi khuẩn này tạo ra acid lactic làm cho âm đạo có môi trường acid, và đặc biệt tạo ra H2O2, tác nhân diệt trùng mạnh, bảo vệ âm đạo khỏi sự tấn công của các vi khuẩn có hại, nấm và ký sinh trùng

Các chủng vi khuẩn Lactobacilli trong âm đạo sống chung một cách hòa bình và không gây tác hại cho âm đạo. Khi mối cân bằng giữa các nhóm vi khuẩn bị phá vỡ bởi các nguyên nhân như sử dụng kháng sinh kéo dài tiêu diệt vi khuẩn có ích, vệ sinh không tốt hoặc không đúng cách sẽ dẫn đến viêm nhiễm âm đạo và các viêm nhiễm phụ khoa khác. Vì thế, có thể nói, sử dụng kháng sinh dài ngày chính là “đồng minh” cho viêm nhiễm phụ khoa dễ tái phát và lần tái phát sau còn nặng và khó chữa hơn lần đầu do các tác nhân viêm nhiễm đã trở nên “kháng thuốc”.

Các thuốc đặt âm đạo còn được xem như thuốc OTC, cho phép mua và sử dụng dễ dàng, cũng dẫn đến tình trạng kháng thuốc trầm trọng, đặc biệt với nhóm nấm men gây bệnh. Mặt khác, cách thức điều trị ngắn hạn (một liều duy nhất hay liều ngắn ngày) cũng góp phần gia tăng nhóm kháng thuốc nếu điều trị không đúng nguyên nhân hay không đầy đủ.

Bên cạnh đó, các biện pháp điều trị này thường phức tạp, đòi hỏi phải kết hợp nhiều loại thuốc trong đó có kháng sinh làm giảm khả năng tạo môi trường acid tự nhiên ở âm đạo. Thực tế, có rất nhiều trường hợp sau khi điều trị tạm ổn bằng các loại thuốc đặt, thuốc uống vẫn bị tái phát, tái nhiễm triền miên, “nhờn thuốc” ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống và sức khỏe sinh sản của chị em.   

Tất cả những nguyên nhân trên đã khiến cho viêm nhiễm phụ khoa ngày càng trở thành một căn bệnh mạn tính khó chữa trị dứt điểm, rất dễ bị tái đi tái lại nhiều lần, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống sinh hoạt vợ chồng và khả năng làm vợ làm mẹ của chị em phụ nữ.

 

Trinh nữ hoàng cung (Crinum latifolium), thuộc họ Loa kèn đỏ - Amaryllidaceae, từ lâu đã được dùng trong nhiều bài thuốc dân gian để chữa ung thư tử cung điều trị bệnh phụ khoa (u nang buồng trứng u xơ tử cung). Nghiên cứu cho thấy chất lycorin trong Trinh nữ hoàng cung ức chế sự tổng hợp protein và DNA của các tế bào khối u qua đó làm giảm giảm khả năng sống của các tế bào này. Lycorin còn tác dụng kháng virus bằng cách ức chế sự tổng hợp các tiền chất cần cho sự sinh trưởng, qua đó làm ngừng sự phát triển virus gây bệnh. Sử dụng Trinh nữ hoàng cung giúp tăng cường miễn dịch tăng khả năng kháng khuẩn, kháng virus và ngăn ngừa ung thư cổ tử cung

Hoàng bá (Phellodendron amurense) thuộc họ Cam – Rutaceae, có vị đắng, tính hàn, vào hai kinh thậnbàng quang có tác dụng thanh nhiệt, táo thấp, tả hỏa, giải độc. Y học cổ truyền dùng Hoàng liên, Hoàng bá, Hoàng Cầm để chữa các bệnh quy về tam tiêu. Trong đó Hoàng bá được cho là quy vào hạ tiêu, có tác dụng diệt khuẩn, chữa các bệnh liên quan đến các bộ phận bên dưới như bàng quang, tiết niệu, đường sinh dục. Các nghiên cứu hiện đại đã chứng minh Hoàng bá có chứa berberin tự nhiên, có tác dụng kháng khuẩn mạnh đối với nhiều vi khuẩn Gram dương và Gram âm, ức chế trùng roi âm đạo, ngăn ngừa bệnh viêm âm đạo ở phụ nữ.

Khổ sâm (Sophora flavescens), thuộc họ Đậu – Fabaceae, là “kháng sinh thực vật” có tác dụng chống viêm, chống dị ứng rất tốt. Trong Khổ sâm có chứa alcaloid là kháng sinh thuộc nhóm Quinolon, có tác dụng chống viêm và cả chống loét rất hiệu quả. Vì vậy là chìa khóa trong hỗ trợ điều trị bệnh viêm phụ khoa, đặc biệt là viêm lộ tuyến cổ tử cung Khổ sâm là thảo dược quý trong nhiều bài thuốc chữa viêm âm đạo do nhiễm Trichomonas, loét cổ tử cung, ngứa ngoài da và viêm da thần kinh thể phong nhiệt.

Các thảo dược này vừa có tác dụng kháng virus, diệt khuẩn, vừa có tác dụng chống viêm, chống ngứa và cân bằng acid âm đạo nên có hiệu quả rõ rệt trong việc phòng ngừa và điều trị, và đặc biệt là ngăn ngừa tái phát viêm nhiễm phụ khoa, đồng thời, nhanh chóng làm lành tổn thương. Điều này đặc biệt tốt đối với các trường hợp viêm nhiễm phụ khoa mãn tính viêm lộ tuyến cổ tử cung các phụ nữ chưa sinh đẻ hoặc đẻ chưa đủ số con.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật