Phương pháp điều trị viêm khớp cùng chậu bằng thuốc tây hiệu quả
Viêm cột sống dính khớp, lúc nào thì cần phải dùng thuốc?
Một số nhóm thuốc giúp điều trị hiệu quả bệnh viêm khớp cùng chậu
Triệu chứng của viêm khớp cùng chậu thường là đau vùng thắt lưng cùng đau giữa hai mông đau vùng chậu hông viêm khớp cùng chậu có nhiều nguyên nhân, hay gặp nhất là viêm khớp cùng chậu trong nhóm bệnh lý cột sống huyết thanh âm tính; viêm khớp cùng chậu khi mang thai sau đẻ, ít gặp hơn là viêm khớp cùng chậu nhiễm khuẩn…
Phương pháp điều trị bệnh
Biện pháp không dùng thuốc:
Nghỉ ngơi trong giai đoạn đau cấp, mức độ đau nhiều. Ở giai đoạn lui bệnh, đỡ đau, người bệnh cần tập các bài tập thể dục để duy trì các chức năng vận động của cột sống, tránh co cơ cũng như các tư thế xấu sau này.
Chiếu tia hồng ngoại hoặc sóng ngắn tại vùng khớp cùng chậu ngày 2 lần, mỗi lần 15 phút. Có thể phối hợp với mát-xa tại chỗ, chườm ấm hoặc lạnh xen kẽ.
Biện pháp dùng thuốc:
Thuốc giảm đau đơn thuần: Có thể lựa chọn một trong các thuốc giảm đau như acetaminophen (paracetamol, dolodon, tylenol...) hoặc floctafenine (idarac). Chú ý thận trọng khi dùng thuốc đặc biệt ở những bệnh nhân suy gan tăng men gan
Thuốc chống viêm không steroid: Có thể lựa chọn một trong các loại thuốc kháng viêm không steroid sau phụ thuộc vào đáp ứng của thuốc mức độ đau (lưu ý tuyệt đối không phối hợp thuốc trong nhóm vì không làm tăng tác dụng điều trị mà lại gây nhiều tác dụng phụ):
Diclofenac (votaren) viên 50mg hoặc viên 75mg uống sau ăn no. Có thể sử dụng dạng ống tiêm bắp khi bệnh nhân đau nhiều, sau đó chuyển sang đường uống.
Meloxicam (mobic) viên 7,5mg uống sau ăn no hoặc dạng ống tiêm bắp nếu bệnh nhân đau nhiều, sau đó chuyển sang đường uống.
Piroxicam (felden) viên hay ống 20mg, uống sau ăn no hoặc tiêm bắp khi bệnh nhân đau nhiều, sau đó chuyển sang đường uống.
Celecoxib (celebrex) viên 200mg uống sau ăn no. Không nên dùng cho bệnh nhân có tiền sử bệnh tim mạch và thận trọng hơn ở người cao tuổi.
Thuốc kháng sinh: Trong trường hợp viêm khớp cùng chậu nhiễm khuẩn hay viêm khớp cùng chậu vô khuẩn nhưng kết hợp có nhiễm khuẩn đường tiết niệu sinh dục phải dùng thuốc kháng sinh kèm theo. Lưu ý với viêm khớp cùng chậu ở phụ nữ mang thai cho con bú phải rất thận trọng khi dùng thuốc kháng sinh vì có thể ảnh hưởng tới thai nhi hoặc trẻ đang bú. Ưu tiên sử dụng các thuốc kháng sinh an toàn cho trẻ sơ sinh bao gồm các thuốc thuộc nhóm beta lactam (penicillin, amoxillin, nhóm cephalosporin), hoặc nhóm macrolid (erythromycin…). Kháng sinh dùng từ 7 – 10 ngày, đôi khi phải dùng kéo dài 2-4 tuần.
Thuốc corticoid:
Tiêm corticoid tại chỗ: có thể được chỉ định khi viêm khớp cùng chậu không có nhiễm trùng kèm theo. Chỉ được áp dụng tại các cơ sở y tế có chuyên khoa cơ xương khớp. Có thể dùng một số chế phẩm như hydrocortison, methyl prednisolon (depo medrol) hay betamethasone (diprospan). Lưu ý mỗi mũi tiêm cách nhau 7-10 ngày, tiêm không quá 2 lần/đợt.
Điều trị corticoid toàn thân trong một số trường hợp viêm khớp cùng chậu có nguyên nhân do bệnh lý cột sống huyết thanh âm tính với tiến triển nặng, không đáp ứng với các thuốc chống viêm không steroid hoặc trường hợp bệnh nhân phụ thuộc corticoid, liều dùng tùy thuộc mức độ tiến triển bệnh và cần giảm liều dần theo đáp ứng của bệnh nhân.
Tiên lượng bệnh
Bệnh viêm khớp cùng chậu thường hồi phục chậm. Tùy theo nguyên nhân mà bệnh khỏi nhanh hay chậm. Nhìn chung, viêm khớp cùng chậu sau đẻ thường khỏi nhanh hơn và khỏi hoàn toàn. Viêm khớp cùng chậu ở nhóm bệnh lý cột sống huyết thanh âm tính thường tồn tại dai dẳng theo bệnh. Viêm khớp cùng chậu nhiễm khuẩn tiên lượng phụ thuộc vào chẩn đoán sớm hay muộn, có biến chứng viêm nhiễm, tắc đường sinh dục kèm theo hay không.
Một số ít trường hợp viêm khớp cùng chậu nếu để lâu ngày có thể dẫn đến dính khớp, làm cho khung chậu không thể giãn ra được trong thời kỳ mang thai và khi sinh, dẫn đến đẻ khó hay cần phải mổ đẻ.
Tóm lại viêm khớp cùng chậu là một bệnh khớp viêm có nguyên nhân đa dạng, chẩn đoán trong một số trường hợp gặp khó khăn, bệnh có thể tiến triển thành mạn tính, kéo dài tùy thuộc nguyên nhân. Bệnh nếu không được chẩn đoán đúng, sớm và điều trị kịp thời có thể để lại một số hậu quả đáng tiếc. Do vậy, người bệnh cũng như các thầy thuốc cần phải chú ý, hiểu biết hơn về bệnh để có thể chủ động phát hiện và đến khám chữa kịp thời tại chuyên khoa cơ xương khớp
- Củ sắn dây - thức uống giải khát và làm thuốc (Thứ năm, 12:26:06 20/05/2021)
- Nấm linh chi - thuốc bổ khí dưỡng âm, bổ tâm an thần (Thứ Ba, 16:30:00 20/04/2021)
- Chỉ cần thứ cỏ dại này cũng đánh bay bệnh thủy đậu mà... (Chủ nhật, 16:35:07 18/04/2021)
- Kinh ngạc thứ hay dùng để rửa bát lại là vị thuốc cần... (Thứ Ba, 16:16:05 13/04/2021)
- Tăng cường đề kháng, bổ thận tráng dương nhờ kim anh tử (Chủ nhật, 08:45:00 04/04/2021)
- Thứ quả dân dã giúp làm đẹp da, chữa tóc bạc sớm (Thứ tư, 16:00:00 31/03/2021)
- Hoa gạo không chỉ đẹp mà còn là vị thuốc và gia vị trong món... (Thứ tư, 08:15:04 24/03/2021)
- Món ăn từ chim cút bổ hư ích khí, thanh lợi thấp nhiệt (Thứ bảy, 16:13:04 20/03/2021)
- Loại rau dại mọc đầy ở các vùng quê với lợi ích không... (Thứ Ba, 16:35:07 09/03/2021)
- Bác sĩ liệt kê 5 sai lầm khi uống collagen phụ nữ thường mắc... (Thứ Hai, 20:25:01 08/03/2021)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:06 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:01 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:06 12/02/2023