Viêm khớp cùng chậu dễ nhầm lẫn với bệnh khác là do đâu?
Viêm cột sống dính khớp, lúc nào thì cần phải dùng thuốc?
Một số nhóm thuốc giúp điều trị hiệu quả bệnh viêm khớp cùng chậu
Viêm khớp cùng chậu có nguy hiểm?
Bệnh thường xảy ra sau khi bệnh nhân bị mắc các bệnh ở đại tràng như viêm đại trực tràng viêm nhiễm đường tiết niệu sinh dục. Phụ nữ trong thời gian mang thai khi thai lớn, chèn ép tiểu khung, gây ứ huyết vùng khung chậu, chèn ép bàng quang nên việc thải tiết nước tiểu khó khăn, dễ gây nhiễm khuẩn ngược dòng.
Từ chỗ nhiễm khuẩn chỉ khu trú trong vùng sinh dục tiết niệu, dần dần lan đến vùng khớp cùng chậu. Do đó, viêm khớp cùng chậu đặc biệt hay gặp ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, thời kỳ mang thai sau khi sinh.
Biểu hiện của bệnh
Khi khớp cùng chậu bị viêm, người bệnh thấy đau âm ỉ, kéo dài ở vùng cột sống thắt lưng cùng, giữa hai mông, vùng chậu hông có thể kèm theo teo cơ mông. Với các triệu chứng này, nhiều người bị chẩn đoán nhầm là tổn thương cột sống đau thắt lưng do thoái hóa cột sống thắt lưng đau thần kinh tọa… Đau trong viêm khớp cùng chậu thường có tính chất âm ỉ, kéo dài dai dẳng. Tuy nhiên, có những trường hợp sản phụ sau khi sinh bị đau vùng khớp cùng chậu dữ dội đến mức không thể chịu nổi, ảnh hưởng đến vận động như: không thể ngồi lâu khó cúi xuống, nghiêng hay xoay người rất khó khăn.
Đau là biểu hiện chính của bệnh
Đau còn làm cho bệnh nhân mất ngủ gây tâm trạng buồn rầu, lo lắng. Bệnh có thể lây lan gây tổn thương dây thần kinh tọa làm teo cơ đùi, cơ mông. Ở thai phụ, bệnh thường xuất hiện vài tháng sau khi có thai, kéo dài trong suốt thời kỳ mang thai và sau khi sinh. Một số trường hợp, bệnh nhân còn bị viêm vùng chậu với các triệu chứng đau bụng âm ỉ đau bụng dưới, đau khi đại tiểu tiện, tiết dịch hay chảy máu âm đạo bất thường, giao hợp đau, sốt và rét run buồn nôn nôn. Khám thấy đau cổ tử cung đau túi cùng âm đạo.
Những phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, viêm khớp cùng chậu thường thể hiện của viêm nhiễm vùng chậu như viêm vòi trứng viêm cổ tử cung Bệnh dẫn đến tắc vòi trứng gây vô sinh thai ngoài tử cung nhiễm khuẩn mạn tính, tích mủ vòi trứng buồng trứng Tổn thương viêm khớp cùng chậu mạn tính dẫn đến dính khớp, làm cho khung chậu không thể giãn ra được trong thời kỳ mang thai và sinh đẻ sau này, khiến cho thai nhi khó có thể đi qua tiểu khung đã trở nên bị hẹp, nên phải mổ lấy thai
Bệnh dễ bị chẩn đoán nhầm với đau thắt lưng do thoái hóa cột sống thắt lưng đau thần kinh tọa
Thầy thuốc có thể khám để phát hiện bệnh viêm khớp cùng chậu bằng các thủ thuật khám như sau: bệnh nhân nằm nghiêng, hai chân duỗi thẳng, thầy thuốc khám ấn mạnh lên vùng xương cánh chậu, bệnh nhân sẽ cảm thấy đau ở vùng khớp cùng chậu. Hoặc bệnh nhân nằm ngửa, hai chân duỗi thẳng, người khám ấn mạnh lên hai cánh chậu từ trên xuống theo tư thế ép ngửa khung chậu, bệnh nhân sẽ thấy đau ở khớp cùng chậu. Chụp Xquang khung chậu thấy khớp cùng chậu có thể bị tổn thương ở những mức độ khác nhau.
Viêm khớp cùng chậu cần được phát hiện và điều trị nhanh chóng
Chẳng hạn ở những giai đoạn muộn, khớp có thể dính hoàn toàn, thậm chí không thể phân biệt được khớp cùng chậu nữa. Trên phim chụp Xquang khung chậu còn có thể thấy các hình ảnh khác như viêm khớp mu viêm khớp háng và gai xương chậu. Điều cần lưu ý là thai phụ tuyệt đối không được chụp Xquang khung chậu vì có nguy cơ gây tổn thương cho thai nhi
Phương pháp điều trị và phòng bệnh
Để điều trị viêm khớp cùng chậu hiện nay thường chỉ định dùng các kháng sinh có hoạt phổ rộng hoặc tốt nhất là theo kháng sinh đồ. Những trường hợp nặng cần phải dùng phối hợp các thuốc cefotaxime ceftriaxone với metronidazole azithromycine, roxithromicine, clindamycine, gentamycine...
Điều trị triệu chứng cần dùng các loại thuốc chống viêm giảm đau tiêm corticoid vào khớp cùng chậu. Ở giai đoạn lui bệnh, bệnh nhân cần tập thể dục theo hướng dẫn của bác sĩ điều trị để duy trì các chức năng vận động của cột sống, tránh các tư thế xấu sau này.
Muốn phòng bệnh viêm khớp cùng chậu, cần thực hiện phối hợp các biện pháp như sau: điều trị tích cực các bệnh viêm đại trực tràng. Tương tự cũng phải chữa khỏi hẳn các bệnh viêm nhiễm đường tiết niệu như: viêm niệu đạo bàng quang niệu quản, viêm nhiễm đài, bể thận Cần uống nước đầy đủ, nhất là mùa nắng nóng để phòng bệnh sỏi tiết niệu vì dễ gây viêm đường tiết niệu do sỏi. Đối với phụ nữ, cần giữ vệ sinh tốt trong thời kỳ hành kinh. Phải điều trị triệt để các bệnh nhiễm khuẩn ở cơ quan sinh dục, nhất là đối với phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ như viêm âm hộ, âm đạo, tử cung, vòi trứng. Phòng tránh và xử lý tốt các chấn thương vùng đáy chậu, dập đứt niệu đạo…
- Dịch bệnh không chừa một ai, điểm khác giữa mắc Covid-19 và... (Chủ nhật, 20:19:02 16/05/2021)
- 6 cơn đau thường gặp báo hiệu cơ thể đang gặp nguy hiểm, bị... (Thứ bảy, 12:57:08 08/05/2021)
- 7 dấu hiệu ở bàn chân cảnh báo cơ thể đang gặp nguy, cần... (Thứ sáu, 16:40:07 07/05/2021)
- 5 dấu hiệu cảnh báo sớm ung thư tuyến tụy chớ dại bỏ qua (Thứ Ba, 15:28:09 04/05/2021)
- Cơ thể có 5 dấu hiệu này chứng tỏ bạn đang thiếu vitamin C,... (Thứ bảy, 10:43:01 01/05/2021)
- Chân sưng phù: Đừng xem thường bởi đó là dấu hiệu của 7... (Thứ bảy, 21:06:09 24/04/2021)
- 2 món không ăn buổi sáng, 2 thứ không đụng buổi tối, 3 điều... (Thứ Ba, 08:40:07 20/04/2021)
- Buổi sáng ngủ dậy thấy 4 việc này chứng tỏ bệnh gan bạn... (Chủ nhật, 08:30:07 18/04/2021)
- Tê tay tưởng chuyện thường nhưng cẩn thận, đó là dấu hiệu... (Thứ năm, 13:21:07 15/04/2021)
- Đừng coi thường dấu hiệu cứng ngón tay, rất có thể đó là... (Thứ bảy, 08:32:06 10/04/2021)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:01 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:07 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:08 12/02/2023