5 cách đơn giản giúp làm tăng testosterone, phòng ngừa ung thư và bệnh tim

Thiếu hụt testosterone không chỉ ảnh hưởng đến việc xây dựng khối lượng cơ bắp, mật độ xương và ham muốn tình dục. Nghiên cứu mới cho thấy suy giảm testosterone còn làm tăng nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt, bệnh tim và thậm chí tử vong.

Bạn có thể cải thiện tình trạng suy giảm hormone này bằng những cách dưới đây.

1. Kiểm soát vòng hai

Khi kích thước vòng hai ngày càng lớn đồng nghĩa với việc nồng độ testosterone trong cơ thể bạn giảm xuống. Một chế độ ăn uống lành mạnh sẽ giúp bạn kiểm soát được vòng hai và cải thiện testosterone.



2. Tập luyện để cải thiện cơ bắp

Các nhà nghiên cứu Phần Lan gần đây đã phát hiện ra rằng những người đàn ông thường xuyên tập tạ giúp tăng 49% lượng testosterone. Tiến sĩ David Zava, Giám đốc điều hành Phòng thí nghiệm ZRT nói: "Khi cơ bắp của bạn được tăng cường, lượng testosterone trong cơ thể bạn sẽ tăng". Bạn nên thường xuyên tập luyện những bài tập phù hợp với mình để cải thiện sức khỏe tổng thể cho bản thân.

3. Thêm chất béo vào khẩu phần ăn

Cắt giảm hoàn toàn chất béo từ động vật trong chế độ ăn uống có thể giúp bạn giảm cân nhưng loại bỏ tất cả các chất béo có thể gây suy giảm testosterone Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Y học Thể thao Quốc tế cho thấy những người đàn ông tiêu thụ các chất béo nhiều nhất cũng có nồng độ testosterone trong cơ thể cao nhất. Để bảo vệ trái tim của mình và bảo vệ testosterone, bạn nên ăn các thực phẩm giàu chất béo không bão hòa đơn như cá và các loại hạt

4. Hạn chế ăn nhậu

Những giờ nhậu với đồng nghiệp và bạn bè, người thân có thể tàn phá hormone nam tính của bạn. Trong một nghiên cứu của Hà Lan mới đây, những người đàn ông uống một lượng rượu vừa phải mỗi ngày trong 3 tuần có mức tăng testosterone 7%. Nghĩa là nếu bạn uống một lượng rượu vừa phải sẽ tốt cho sức khỏe nhưng nếu uống nhiều thì lại không tốt. Hạn chế uống 1 - 2 ly bia hoặc rượu một đêm để tránh sự sụt giảm testosterone.

5. Ngừng căng thẳng

căng thẳng về tinh thần hoặc thể chất có thể nhanh chóng làm giảm nồng độ testosterone căng thẳng khiến cortisol tăng, ức chế khả năng của cơ thể để sản xuất testosterone và sử dụng nó trong các mô. Chấn thương và mệt mỏi là dấu hiệu cho thấy việc tập luyện của bạn đang làm giảm testosterone hơn là nâng cao nó.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật