Dán hạt vương bất lưu hành ở loa tai - hướng điều trị mới cho chứng mất ngủ

Thông qua tác dụng hoạt huyết thông kinh và độ cứng của hạt Vương bất lưu hành (VBLH), việc kích thích , lên các huyệt vị ở tai giúp điều trị không xâm lấn chứng mất ngủ - thất miên một cách hiệu quả, an toàn.

Theo y học cổ truyền mất ngủ - thất miên, hay còn gọi bất mị, bất đắc miên… là chứng mô tả các biểu hiện của sự rối loạn giấc ngủ Theo y học hiện đại mất ngủ (insomnia) là căn bệnh đến nay vẫn chưa hề có định nghĩa chính xác, vì vậy bệnh mất ngủ còn gọi là bệnh khó ngủ tỉ lệ mất ngủ chiếm khoảng 33% dân số trên thế giới hiện nay. Quỹ Nghiên cứu giấc ngủ Quốc gia Mỹ (NSF) vừa hoàn thành nhiều nghiên cứu và phát hiện thấy phụ nữ có tỉ lệ mất ngủ cao gấp 2 lần so với đàn ông thủ phạm chính là do hoóc-môn gây ra. Hiện tượng mất ngủ ban đêm và buồn ngủ ban ngày đều có liên quan mật thiết đến sự giao động hoóc-môn trong cơ thể. Ví dụ như gián đoạn thai kỳ chu kỳ kinh nguyệt hoặc giai đoạn mãn kinh

Các rối loạn này có thể biểu hiện bằng các hình thức: khó dỗ giấc, bức rức trằn trọc, hoặc có ngủ nhưng giấc ngủ rất nông, dễ giật mình hoặc thức giấc trong đêm rồi không ngủ lại được, hoặc thức trắng đêm.

Chứng mất ngủ kèm theo các chứng khác như: mệt mỏi váng vất nhức đầu căng thẳng dễ mất bình tĩnh, hay quên hồi hộp…

Theo y học hiện đại, VBLH chứa các chất như hypaphorine, vaccarin, vaccarin H, isosaponarin… còn theo y học cổ truyền, hạt VBLH vị đắng, tính bình, quy kinh Can, Vị, có tác dụng hành huyết thông kinh chữa các bệnh ở huyết phân...

Nguyên nhân bệnh sinh

Do lo nghĩ, lao tâm lao lực quá độ, làm tổn thương tâm tỳ; huyết dịch bị hao tổn không dưỡng được tâm, thần không nơi trú ngụ gây nên mất ngủ, hồi hộp không yên; Tỳ kém không sinh được huyết, huyết càng hư thêm và khó hồi phục làm cho tâm tiếp tục không an duy trì mất ngủ kéo dài.

Do cơ thể suy yếu, hoặc bị bệnh lâu ngày làm cho thận âm bị hao tổn, chân âm không chi phối lên được để tâm hỏa hư thoát, âm hư hỏa động hoặc tâm thận không giao hòa dẫn đến thần chí không yên gây nên chứng mất ngủ.

Do ăn uống không điều độ, thức ăn đình trệ tạo thành đờm nhiệt trở ngại bên trong lâu ngày làm cho vị khí mất điều hòa gây nên chứng mất ngủ.

Huyệt vị ở tai

Huyệt vị ở tai

Bệnh cảnh lâm sàng và điều trị

Tâm tỳ hư:

Triệu chứng: hoặc thức trắng đêm không ngủ được, hoặc lúc ngủ lúc tỉnh, giấc ngủ rất nông dễ thức giấc, nhiều mộng mị. Hồi hộp, hay quên. Người mệt mỏi tinh thần uể oải, ăn không biết ngon. Sắc da sạm tối. Lưỡi nhợt nhạt, rêu mỏng. Mạch tế nhược.

Pháp trị: bổ dưỡng tâm tỳ, sinh huyết.

Dán loa tai bên phải các huyệt: Tâm, Tỳ, Tam tiêu, Thần môn, Nội tiết.

Âm hư hỏa vượng:

Triệu chứng: buồn bực khó ngủ, nóng nảy bứt rứt, không yên, hoặc vừa chợp mắt được thì lại tỉnh. Đầu nặng choáng váng hay quên. Môi khô miệng khát. Đau lưng ù tai Ngũ tâm phiền nhiệt, ra mồ hôi trộm. Chất lưỡi đỏ, rêu ít. Mạch sác vô lực.

Pháp trị: thanh hỏa an thần; hoặc giao thông tâm thận.

Dán loa tai bên trái các huyệt: Thần môn, Tâm, Thận, Chẩm, điểm Suy nhược thần kinh.

Vị bất hòa: do ăn uống không điều độ gây thực tích sinh đờm thấp ủng trệ làm vị bất hòa gây mất ngủ.

Triệu chứng: bụng căng tức ợ hơi làm khó ngủ hoặc ngủ không được. Đại tiện không thông, bụng đầy đau Rêu lưỡi dày cáu bẩn. Mạch hoạt.

Pháp trị: Tiêu đạo hòa vị hóa đờm

Dán loa tai bên phải các huyệt:Tỳ, Vị, Thận, Đởm, Nội tiết.

Đờm nhiệt nội nhiễm:

Triệu chứng: mất ngủ. Đầu nặng choáng váng, hoa mắt, ngực đày tức.

Miệng đắng, lợm giọng buồn nôn ăn ít cảm giác ăn không ngon. Cảm giác đầy bụng Lưỡi nhợt nhạt, rêu nhớt. Mạch hoạt.

Pháp trị: lý khí hóa đờm, thanh đởm hòa vị.

Dán loa tai bên phải các huyệt: Tâm, Can, Tỳ, Trán, Nội tiết.

Kỹ thuật dán

Khi đã tìm được chính xác huyệt, tiến hành sát trùng rồi dán hạt VBLH lên trên huyệt, dùng ngón tay cái và trỏ vê hạt VBLH đến khi cảm thấy tức nặng tê hoặc đau thì dừng. Mỗi ngày tự vê khoảng 3 - 5 lần, mỗi lần 1 - 2 phút. Lưu miếng dán ở mỗi huyệt khoảng 2 - 4 ngày, rồi thay hạt VBLH mới. Thường khoảng 10 lần thay là một liệu trình. Phần lớn thấy hiệu quả rõ sau 2 - 3 liệu trình.

Nên hạn chế để miếng dán bị ướt nhằm phòng tránh viêm da Vùng da có vết thương viêm nhiễm không nên sử dụng phụ nữ có tiền căn sảy thai không nên sử dụng phương pháp này. 

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật