Bài trắc nghiệm về vấn đề tiểu tiện: liệu bạn đã hiểu đúng?

Bạn hằng ngày đi vệ sinh đấy nhưng chắc gì bạn đã hiểu đúng về nhu cầu cơ bản này! Bài trắc nghiệm về vấn đề tiểu tiện sau, sẽ đánh giá được phần nào nhận thức của bạn về sức khỏe đấy.

Câu hỏi

1.Hầu như ai cũng thức dậy nửa đêm để đi vệ sinh?

A. Đúng

B. Sai

2. Uống 8 cốc nước mỗi ngày mới đạt chuẩn?

A. Đúng

B. Sai

3. Bạn cần đi khám ngay nếu thấy nước tiểu có màu hồng?

A. Đúng

B. Sai

Đáp án

4 nước tiểu không chứa vi khuẩn gây bệnh?

A. Đúng

B. Sai

Đáp án

5. Nếu nhịn tiểu quá lâu bạn sẽ bị:

A. Nhiễm trùng bàng quang

A nhiễm nấm

C. Sỏi thận.

Đáp án

6. Đi vệ sinh nhiều lần trong ngày là dấu hiệu của:

A. Tiểu đường

B. Mất nước

C. Mất cân bằng hormone

7. Con người đi vệ sinh trung bình mấy lần trong ngày?

A. 3-4 lần.

B. 6-8 lần.

C. Từ 10 lần trở lên.

8. Đàn ông không bị nhiễm trùng đường tiết niệu?

A. Đúng

B. Sai

9. Đau khi đi tiểu tiện là dấu hiệu của:

A nhiễm trùng đường tiết niệu

B. Bệnh lây qua đường tình dục.

C. Cả hai.

10. Cứ nghe tiếng nước chảy là lại buồn đi tiểu là:

A. Bình thường

B. Bất thường

C. Tùy trường hợp

Đáp án

Câu 1. B. Sai.

Hầu hết mọi người có thể ngủ một mạch 6-8 tiếng mà không cần đi tiểu. Nếu bạn phải dậy một lần giữa đêm để đi tiểu thì không cần quá lo lắng. Hiện tượng tiểu đêm là do bạn uống các loại nước chứa caffein cồn hoặc bất cứ loại chất lỏng nào trước khi đi ngủ.

tiểu tiện

Tiểu quá nhiều vào ban đêm có thể là dấu hiệu của rối loạn tiểu tiện

Tuy nhiên, tiểu quá mức đặc biệt vào ban đêm có thể bạn đang mắc những rối loạn tiểu tiện đấy. Nguyên nhân là do bạn đang sử dụng các loại Thuốc đang mắc các rối loạn liên quan đến thận, tim, tuyến tiền liệt, bệnh tiểu đường... Bạn cần đi khám bác sĩ để khắc phục tình trạng này.

Câu 2. B. Sai.

Không nhất thiết bạn cứ phải uống đủ 8 cốc nước/ngày. Việc bạn có cung cấp đủ lượng nước trong ngày hay không là phụ thuộc vào màu nước tiểu. Nếu nước tiểu có màu vàng nhạt, cảm giác trong trong là bạn đã uống đủ nước. Nếu nước tiểu sẫm màu, bạn cần bổ sung thêm nước.

Câu 3. A. Đúng

Trừ khi bạn đang tới kỳ kinh nguyệt ăn việt quất củ cải đường. Cũng có thể do uống vitamin hoặc uống Thuốc Tuy nhiên, nước tiểu màu hồng cũng có thể là do máu lẫn trong nước tiểu, cảnh báo bệnh nhiễm trùng sỏi thận hoặc ung thư bàng quang, ung thư thận, tổn thương bên trong. Tốt nhất hãy liên hệ ngay với bác sĩ nếu thấy nước tiểu chuyển màu hồng.

Câu 4. B. Sai

Nước tiểu không chứa mầm bệnh khi trong môi trường bàng quang Nhưng nước tiểu sẽ tiếp xúc với vi khuẩn trên đường ra khỏi cơ thể thông qua niệu đạo Vì vậy mọi hành vi nếm nước tiểu hay tiểu lên vết sứa cắn đều gây hại, bởi vi khuẩn trong nước tiểu sẽ gây nhiễm trùng, hoặc hoặc thậm chí gây bệnh lây qua đường tình dục

Câu 5. A. Nhiễm trùng bàng quang

Buồn tiểu tiện quá lâu sẽ gây ra các rối loạn tiểu tiện hoặc nguy cơ nhiễm trùng bàng quang hoặc nhiễm trùng đường tiết niệu, đặc biệt là với phụ nữ Việc sử dụng băng vệ sinh liên tục trong tất cả các ngày, thụt rửa âm đạo không đúng cách (từ phía sau ra phía trước, truyền vi khuẩn từ hậu môn lên đường tiết niệu) đều có thể gây nhiễm trùng bàng quang.

tiểu tiện

Buồn tiểu tiện quá lâu sẽ có nguy cơ  nhiễm trùng đường tiết niệu

Câu 6. A. Tiểu đường

Khát nước thường xuyên, đi tiểu liên tục trong ngày kéo dài nhiều tuần là dấu hiệu cảnh báo bệnh tiểu đường rối loạn tiểu tiện này nếu có kèm cảm giác mệt mỏi vết thương mau lành hoặc ngứa ran ở bàn tay và bàn chân, bạn cần đi gặp ngay bác sĩ.

Câu 7. Đáp án: B. 6-8 lần

Hầu hết chúng ta đi tiểu 6-8 lần mỗi ngày. Với những người có thói quen uống nhiều nước, có thể đi tới 10 lần. Nếu dùng một số loại thuốc như thuốc lợi tiểu dành cho bệnh nhân cao huyết áp, bạn có thể còn đi vệ sinh nhiều hơn.

Câu 8. Đáp án: B. Sai

Phụ nữ dễ bị nhiễm trùng đường tiết niệu hơn, không đồng nghĩa với việc nam giới hoàn toàn tránh được căn bệnh này. Thậm chí, khi nam giới bị nhiễm trùng đường tiết niệu việc chữa trị dứt điểm là rất khó bởi vi khuẩn ẩn sâu trong mô tuyến tiền liệt

tiểu tiện

Cả nam giới và phụ nữ đều có nguy cơ mắc các rối loạn tiểu tiện

Câu 9. Đáp án: C. Cả hai

Cảm giác đau rát khi tiểu tiện không chỉ xuất hiện do nhiễm trùng đường tiết niệu mà còn do Các Bệnh lây qua đường tình dục Một số trường hợp mắc bệnh do biến chứng của sỏi thận, nhạy cảm với hóa chất (xà phòng, dùng giấy vệ sinh) hay viêm kẽ bàng quang. Bất cứ triệu chứng tiểu rát nào, tốt nhất, hãy đi khám bác sĩ.

Câu 10. Đáp án: C. Tùy trường hợp

Tiếng nước chảy hoàn toàn có thể kích thích nhu cầu tiểu tiện. Tuy nhiên, nếu bạn đột ngột buồn tiểu khi nghe tiếng nước chảy dù trước đó không hề có hiện tượng đó thì bạn đang mắc chứng rối loạn tiểu tiện. Rối loạn này có thể do một số loại thuốc hoặc dấu hiệu bệnh tiểu đường bệnh về tuyến giáp bệnh về thần kinh như đa xơ cứng hay Parkinson. Để kiểm soát các rối loạn, bạn cần phải đến gặp bác sĩ.

Bài trắc nghiệm về vấn đề tiểu tiện trên đây, có thể giúp bạn nhận thức phần nào việc phòng tránh và kiểm soát bệnh tật , ngăn chặn nguy cơ về Sức Khỏe

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật