Cảnh báo 3 bệnh nguy hiểm dễ mắc phải trong mùa hè

Vào mùa hè, mọi người cần chú trọng các bệnh nguy hiểm, dễ lây lan để tránh những biến chứng không đáng có.

Hiện có 3 bệnh được cho là nguy hiểm, thậm chí có thể gây tử vong cho nhiều người. 

1. Bệnh sốt xuất huyết

Thời tiết giao mùa kèm không khí lạnh ngắn ngày, có mưa phùn và nồm khiến môi trường ẩm ướt nên dich bệnh sốt xuất huyết có nguy cơ lan rộng và tăng cao.

Thống kê của Bộ Y tế, trong tháng 4 cả nước ghi nhận gần 6.900 ca sốt xuất huyết 2 người tử vong. Trong khi đó trung bình 3 tháng đầu năm chỉ có khoảng 4.000 bệnh nhân. 21.000 bệnh nhân sốt xuất huyết được ghi nhận từ đầu năm đến nay, giảm 26% so với cùng kỳ năm ngoái song số tử vong tăng 1 (8 người). Số bệnh nhân tập trung ở các tỉnh thành phía nam.

Không chỉ người lớn, trẻ em cũng là đối tượng dễ bị muỗi tấn công và mắc bệnh do sức đề kháng còn yếu. Khi bị muỗi đốt, trẻ thường sưng và ngứa nhiều hơn người lớn. Nguyên nhân do người lớn sau nhiều lần bị muỗi đốt đã thích ứng hơn, nên hệ miễn dịch phản ứng ít nghiêm trọng so với trẻ em. Vì vậy ngoài các biện pháp diệt trừ muỗi tại môi trường sống, phụ huynh nên chủ động bảo vệ trẻ bằng cách vệ sinh sạch sẽ, thay quần áo cho con hàng ngày, cho bé chơi nơi thoáng mát, mặc quần áo dài, mắc màn khi đi ngủ. 

Ngoài ra, bác sĩ khuyến cáo người dân không tự ý điều trị sốt xuất huyết tại nhà Khi có các biểu hiện nghi ngờ bệnh như sốt cao liên tục 2-7 ngày, khó hạ sốt đau cơ đau khớp buồn nôn nôn đau bụng đau đầu phát ban xuất huyết dưới da thì cần đến ngay cơ sở y tế.

2. Bệnh chân tay miệng

Bệnh chân tay miệng là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi. Bệnh do các siêu vi trùng gây nên. Các siêu vi trùng này có mặt ở mọi nơi trong không khí, nhất là những nơi không đảm bảo vệ sinh. Chúng sẽ lây qua đường tiếp xúc, qua thức ăn thức uống và xâm nhập vào cơ thể gây nên các mụn nước nổi ở tay, chân, miệng.

Đa phần bệnh nhân bệnh chân tay miệng sẽ tự khỏi bệnh vì bóng nước sẽ tự xẹp đi. Tuy nhiên, một số bệnh nhân có thể bị biến chứng nguy hiểm như viêm màng não viêm phổi

Bệnh tay chân miệng cũng gia tăng mạnh trong tháng 4 với hơn 4.500 ca, trong khi 3 tháng đầu năm chỉ ghi nhận hơn 6.200 trường hợp. So với cùng kỳ năm 2016, số mắc tăng hơn 26%.

3. Bệnh viêm màng não mô cầu

viêm màng não là bệnh chứng do viêm lớp màng mỏng bao bọc não và hệ thần kinh cột sống Đa số là do vi trùng hay siêu vi trùng từ nơi khác trong cơ thể qua máu lan vào dịch não tủy nhưng một số rất ít cũng có thể do loại nấm hay ký sinh trùng Một số khác do phản ứng với hóa chất hay bệnh tự miễn nhiễm.

Triệu chứng điển hình của viêm màng nãođau đầu nóng sốt, cứng cổ buồn ói, sợ ánh sáng. Viêm màng não do siêu vi trùng thường khỏi trong vòng vài ngày, nhưng nếu do vi trùng bệnh có thể rất trầm trọng và gây tử vong nếu không được chữa trị kịp thời. 

Từ đầu năm đến nay, cả nước có 11 ca được ghi nhận, 2 người tử vong. Số bệnh nhân không nhiều song viêm não mô cầu là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính có thể dẫn tới tử vong hoặc để lại nhiều di chứng nặng. Đặc biệt bệnh lây lan qua đường hô hấp nên luôn được cảnh báo nguy hiểm. Bệnh nhân có thể tử vong ngay trong vòng 24 giờ khởi bệnh.



Ngay khi có kết quả xét nghiệm, bệnh nhân được điều trị cách ly, phòng nguy cơ lây cho người khác. Bệnh xuất hiện đột ngột với triệu chứng sốt cao đau đầu dữ dội, nôn, cứng gáy mệt mỏi có thể có đau họng chấm hay mảng xuất huyết ban xuất huyết hình sao hoặc có thể có mụn nước

Theo chuyên gia y tế, tiêm vắc xin là biện pháp tốt nhất để phòng bệnh viêm màng não do não mô cầu. Đặc biệt với trẻ em vacxin Viêm màng não do não mô cầu (vacxin A+C meningoencephalitis) cần được tiêm khi trẻ 2 tuổi và cứ 3 năm tiêm nhắc lại 1 lần hoặc theo chỉ định khi có dịch. Nếu con bạn chưa được tiêm phòng não mô cầu hãy đưa trẻ đến các địa điểm tiêm chủng để được bác sĩ tư vấn về hiệu quả, tầm quan trọng của việc tiêm vắc xin và phác đồ tiêm phù hợp.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật