Người mất ngủ thường có khả năng chịu đau kém hơn người bình thường

Chứng mất ngủ làm tăng nguy cơ và mức độ nghiêm trọng của những cơn đau lâm sàng. Nghiên cứu công bố trên trang Health ghi nhận, những người bị mất ngủ có khả năng chịu đựng đau đớn kém hơn so với bình thường. Theo báo cáo của Hiệp hội Nghiên cứu Quốc tế về Đau, độ nhạy đau phụ thuộc vào việc một người mất bao nhiêu thời gian để đi vào giấc ngủ sâu chứ không phải tổng thời gian họ nằm trên giường.

Các nhà nghiên cứu đến từ Na Uy đã yêu cầu hơn 10.000 người trưởng thành làm bài kiểm tra về độ nhạy đau bằng cách ngâm tay trong nước lạnh càng lâu càng tốt. Bên cạnh đó, họ còn được yêu cầu trả lời các câu hỏi liên quan đến giấc ngủ chẳng hạn như chứng mất ngủ, tổng thời lượng ngủ và thời gian cần thiết để đi vào giấc ngủ.

Nghiên cứu này cũng xem xét các yếu tố khác ảnh hưởng đến giấc ngủ và cảm giác đau bao gồm đau mãn tính căng thẳng tâm lý.

Kết quả ghi nhận, nhóm thường xuyên mắc chứng mất ngủ đã lấy tay ra khỏi nước trước tiên. Những người mất ngủ nhiều hơn một lần trong tuần có khả năng chịu đau kém hơn 52% so với nhóm không bị rối loạn giấc ngủ Đối với người mất ngủ mỗi tháng một lần, tỷ lệ này thấp hơn 24%. Chỉ 32% số người tham gia không bị rối loạn giấc ngủ có thể ngâm tay trong nước lạnh suốt 106 giây.

Tiến sĩ Borge Sivertsen, Viện Sức khỏe Cộng đồng Na Uy, cho biết: 'Mối quan hệ mật thiết giữa giấc ngủ và cảm giác đau đã quá rõ ràng. Chứng mất ngủ làm tăng nguy cơ và mức độ nghiêm trọng của những cơn đau lâm sàng. Tuy nhiên, cần có thêm nhiều nghiên cứu để tìm hiểu cơ chế và nguyên nhân dẫn đến tình trạng này'.

Cơ quan Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh (NHS) ước tính 1/3 người dân nước này gặp phải chứng mất ngủ Tình trạng phổ biến hơn ở phụ nữ và khả năng mất ngủ sẽ cao hơn khi về già. Nhiều nghiên cứu cho thấy yếu tố tâm lý có liên quan đến các vấn đề về giấc ngủ và khả năng chịu đựng đau đớn.

Qua công trình này, các nhà khoa học khuyến nghị cần có thêm nhiều nghiên cứu quy mô hơn nhằm làm rõ vai trò của các chất dẫn truyền thần kinh ảnh hưởng cảm giác đau và giấc ngủ như thế nào. Chất dẫn truyền thần kinh là các hóa chất trong não giúp truyền đạt thông tin xuyên suốt từ não đến các bộ phận cơ thể. Họ kỳ vọng có thể tìm ra biện pháp điều trị giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ ở bệnh nhân bị đau mãn tính.

Tiến sĩ Sivertsen khuyến cáo các bệnh nhân bị đau do tâm lý và sinh lý cần được điều trị sớm hơn. Thời gian ngủ lý tưởng cho mọi người là 8 tiếng mỗi đêm. Thường xuyên mất ngủ làm tăng nguy cơ bị béo phì mắc bệnh timtiểu đường Những người ngủ ít hơn 7 tiếng mỗi ngày có nguy cơ bị béo phì cao hơn 30% so với những người ngủ 9 tiếng.

Người mắc chứng mất ngủ được khuyến cáo nên tránh xa chất có caffine, tránh ăn quá no, nhất là vào buổi tối. Những việc đơn giản như tắm nước ấm hoặc nghe nhạc nhẹ sẽ giúp đi vào giấc ngủ dễ dàng hơn.

Theo lời khuyên từ các chuyên gia Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh, người bị mất ngủ nên đi khám bác sĩ nếu tình trạng mất ngủ ban đêm gây ra sự mệt mỏi vào ban ngày, ảnh hưởng đến tâm trạng hoặc ảnh hưởng xấu đến các mối quan hệ.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật