Phòng tránh say nắng, cảm nắng ngày hè như thế nào mới là đúng?

Say nắng là hiện tượng thường xảy ra vào những ngày hè nóng nực. Say nắng có thể dẫn đến cảm, đột quỵ và tử vong nếu không được chữa trị kịp thời.

Có thể tử vong vì say nắng

Nước ta ở vùng nhiệt đới, về mùa hè trời nắng gay gắt, những hôm nắng to nhiệt độ ngoài trời có thể lên trên 40oC, nhiệt độ trong nhà cũng có thể lên tới 37-38oC, trong khi đó độ ẩm của không khí lại cao, có hôm tới trên 90%.

Nhiệt độ cao, với tia cực tím (tia tử ngoại) của mặt trời có khả năng xuyên qua lớp sừng của da tới hạ bì gây cháy da bỏng độ 1 và khiến con người bị say nắng.

Các nhà khoa học cho biết rằng: ở các lò đúc, mỗi giờ phát nhiệt từ 40 - 200 calo/m3 không khí. Kim loại thuỷ tinh nóng chảy ở nhiệt độ cao phát ra những tia đỏ, tia tím, hơi nước của mồ hôi và hơi thở, động cơ máy cùng các chất hoá học... làm cho không khí càng ngột ngạt.

Triệu chứng của say nắng: Trong trường hợp nhẹ, người bệnh có cảm giác khó thở mỏi mệt như sắp ngất, mặt đỏ da khô và nóng, các mạch máu ở cổ, thái dương đập mạnh, các động tác chậm chạp, thiếu chính xác, nhiệt độ cơ thể lên tới 38 - 39oC, gây sốt. Trường hợp nặng hơn, ngoài những triệu chứng trên, người bị say nắng cảm nắng sẽ có thêm triệu chứng nhức đầu nhiều chuột rút đau bụng nôn mửa có thể ngất, mê man, ngừng thở tim đập nhanh...

Khi nhiệt độ ngoài trời quá cao hoặc lao động thể lực nặng nhọc, cơ thể sẽ thải bớt nhiệt. Cơ thể đối phó bằng cách toả mồ hôi để giữ cho thân nhiệt luôn ở mức 37oC. Sự thải nhiệt của cơ thể chủ yếu bằng cách khuyếch tán, dẫn truyền nhiệt qua da và bay hơi mồ hôi trên da. Nếu gặp điều kiện bất lợi cho sự khuếch tán, dẫn truyền và bốc hơi như trời đứng gió, không khí không lưu thông, ẩm độ không khí cao... rất dễ xảy ra cảm nắng, say nắng.

Có những trường hợp bệnh xuất hiện rất đột ngột, người bệnh đang làm việc hoặc đang đi đường bị ngất, ngã tại chỗ co giật mê man... Đây là những trường hợp rất nặng, nếu không được cấp cứu nhanh chóng và có hiệu quả thì rất dễ tử vong

Xử trí và phòng tránh

Nóng và ẩm là những yếu tố bất lợi cho sức khỏe con người, nếu ta không chú ý phòng chống nắng chống nóng tốt rất dễ bị cảm nắng, say nắng, đặc biệt là trẻ em người cao tuổi và phụ nữ

Khi gặp người bị cảm nắng, say nắng, đối với những trường hợp nhẹ, cần nhanh chóng đưa người bệnh vào chỗ mát, thoáng gió, nới hết quần áo, bỏ tất cả những thứ gì cản trở cho sự hô hấp tuần hoàn. Lấy khăn to nhúng nước lạnh, vắt ráo rồi lau khắp cơ thể, đắp khăn mát lên trán, cho uống nước chè đường, nước bột sắn dây nước chanh quả, quạt nhẹ.

Trường hợp say nắng nặng, bệnh nhân phải được cấp cứu thật khẩn trương nhằm chống lại sự tăng nhiệt độ mất nước và mất muối, chống lại trụy tim mạch và rối loạn thần kinh tại bệnh viện Vì vậy, sau khi sơ cứu xong phải nhanh chóng chuyển ngay người bệnh đến một cơ sở điều trị gần nhất để theo dõi và cứu chữa kịp thời.Điều cần chú ý là phải để bệnh nhân nằm nghỉ và theo dõi sức khỏe trong vòng 24 giờ, không nên thấy người bệnh đã dễ chịu lại để tiếp tục làm việc ngoài nắng, rất dễ bị say nắng lại và lần sau sẽ nặng hơn lần trước.

Để phòng say nắng, ở các nơi làm việc ngoài trời cần tạo những điều kiện để người lao động tránh nắng. Không nên cởi trần làm việc ngoài nắng, không để đầu trần đi bộ xa, hay đi xe đạp nhiều giữa trưa hè. Nên đeo kính để đỡ loá mắt. Quần áo nên mặc vải màu nhạt, mỏng và mềm. Không nên uống rượu nhiều và ăn no trước khi lao động, hoặc phải đi công tác xa. Nếu ta mặc quần áo chật quá, hoặc mặc màu thẫm quá cũng làm cho mồ hôi khó thoát.

Đối với trẻ nhỏ, những ngày thời tiết nắng nóng, không cho trẻ chơi ngoài nắng gắt; cho trẻ uống nhiều nước và dùng một số thức ăn có thể hỗ trợ giúp cơ thể chống lại các ảnh hưởng của ánh nắng, chống sự oxy hóa và bổ sung các vitamin E, C như: dưa hấu dưa vàng hạt điều hạt dẻ trà xanh trái cây rau xanh…

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật