Ung thư vú có di truyền không? Có thể bạn sẽ bất ngờ khi đọc bài viết này

Ung thư vú có di truyền không? Đây là thắc mắc của rất nhiều người. Nếu bạn đang băn khoăn, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu quả bìa viết này nhé!

Ung thư vú có di truyền không?

Thực tế ung thư vú là căn bệnh có khuynh hướng di truyền. Tuy nhiên, không phải loại ung thư vú nào cũng di truyền. Theo các nghiên cứu của nhà khoa học về bệnh ung thư vú, gen ung thư vú di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Thế hệ trước có nhiều người mắc bệnh thì nguy cơ mắc bệnh của thế hệ sau vô cùng lớn.

Khi được hỏi ung thư vú có di truyền không, chuyên gia giải thích, về cơ bản, yếu tố tiền sử gia đình chính là yếu tố nguy cơ cao nhất gây bệnh ung thư vú. Đặc biệt, nếu trong gia đình có từ 2 người mắc ung thư vú trở lên ở lứa tuổi trẻ. Những phụ nữ bị đột biến gen BRCA-I có nguy cơ cao bị ung thư vú và thường bị bệnh khi còn trẻ. Nếu người thân bị bệnh ung thư vú bạn có thể mang gen ung thư vú đột biến BRCA1 hoặc BRCA2. 

Ung thư vú có di truyền không là thắc mắc của nhiều người

Ung thư vú có di truyền không là thắc mắc của nhiều người

Trong biểu đồ di truyền của tế bào ung thư vú có sự đột biến gen bẩm sinh. Bởi vậy, những bệnh nhân ngay từ khi chào đời đã có sự bất thường tại mã gen ADN. Hầu hết các trường hợp ung thư vú di truyền có thể có nguồn gốc là do bất thường 2 gen sau: gen ung thư vú một (BRCA1) và gen ung thư vú hai (BRCA2). Mỗi người phụ nữ có cả hai gen BRCA1 và BRCA2. Chúng được thiết lập để phục hồi tổn thương tế bào và giúp phục hồi các tế bào vú khỏe mạnh bình thường. 

Theo chức năng được quy định sẵn, các gen BRCA có chức năng sản sinh ra một loại protein để “sửa chữa” các ADN bị tổn thương. Nhưng, khi đoạn gen BRCA1 và BRCA2 bị đột biến sẽ có những bất thường trong đoạn mã ADN. Từ đó, các tế bào ung thư được sản sinh. Càng lớn tuổi, mức độ biểu hiện gen BRCA càng cao 56-85%.

Ung thư vú là căn bệnh nguy hiểm hàng đầu hiện nay. Mỗi năm, số bệnh nhân mắc ung thư vú càng tăng. Tuy nhiên, với sự phát triển của nền y học hiện đại, bệnh đã giảm được tỷ lệ tử vong Tại Việt Nam, theo thống kê của ngành y tế, 2 thành phố HCM và Hà Nội là có tỷ lệ bệnh nhân ung thư vú cao nhất.

Bên cạnh câu hỏi ung thư vú có di truyền không? Làm sao để để hạn chế mức độ biểu hiện bệnh? Chuyên gia khuyên rằng nếu người thân trong gia đình mắc ung thư vú bạn nên đi tầm soát ung thư vú sớm để có những cách điều trị thích hợp.

Nên đi tầm soát bệnh khi người trong gia đình bị ung thư vú

Nên đi tầm soát bệnh khi người trong gia đình bị ung thư vú

Bên cạnh yếu tố di truyền thì một số yếu tố khác cũng ảnh hưởng đến nguy cơ mắc bênh chị em phụ nữ không nê bỏ qua là:

- Thức khuya. Những người có thói quen thức khuya được biết làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh hơn so với những người có chế độ nghỉ ngơi hợp lý.

- phụ nữ sinh con muộn và thời gian nuôi con bằng sữa mẹ ít.



- hút thuốc lá, uống bia rượu Những người thường xuyên uống bia rượu và hút thuốc lá có nguy cơ gia tăng mắc các bệnh ung thư nói chung và bệnh ung thư vú nói riêng.

- Chế độ dinh dưỡng không hợp lý. Thói quen ăn nhiều dầu mỡ thực phẩm đông lạnh, ăn ít rau xanh làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư trong đó có bệnh ung thư vú.

- Sau khi đọc bài viết, bạn đã biết ung thư vú có di truyền không rồi chứ. Mong rằng các thông tin trên sẽ giúp bạn bảo vệ sức khỏe cho gia đình và bản thân. Chúc bạn sức khỏe!

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật