Ung thư vú là gì, những điều cơ bản mà ai cũng cần phải hiểu

Hầu hết bệnh nhân khi phát hiện mình mắc ung thư vú với tình trạng bệnh đã rơi vào giai đoạn muộn vì những kém hiểu biết của họ. Vậy ung thư vú là gì? Bài viết sau đây sẽ giới thiệu cho các bạn thông tin cơ bản về căn bệnh ung thư vú.

Ung thư vú là gì?

Ung thư vú là khối u ác tính bắt nguồn từ các tế bào vú. Một khối u ác tính là tập hợp các tế bào ung thư có thể phát triển xâm lấn các mô xung quanh hoặc di căn tới các mô xa hơn trong cơ thể ung thư vú hầu hết xảy ra ở phụ nữ tuy nhiên nam giới cũng có thể mắc bệnh.

Đối tượng dễ mắc ung thư vú:

Ung thư vú rất phổ biến ở nữ giới, bất kì ai cũng có thể mắc phải. Cứ 8 phụ nữ thì có 1 người có khả năng mắc bệnh.

Phụ nữ ở tất cả các độ tuổi, sắc tộc đều có thể mắc phải ung thư vú vì vậy ai cũng phải biết ung thư vú là gì

Ngoài ra những người bị đột biến ADN tế bào vú khiến cho các tế bào bị mất kiểm soát trong quá trình phát triển cũng rất dễ mắc phải bệnh này.

Ung thư vú là gì điều mà nhiều người chưa hiểu rõ

Ung thư vú là gì điều mà nhiều người chưa hiểu rõ

Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú:

- Tuổi tác: càng lớn tuổi, nguy cơ bị bệnh càng cao.

- Tiền sử gia đình: nếu mẹ, con gái hoặc chị gái bạn bị ung thư vú khả năng mắc bệnh sẽ lớn hớn.

- Đột biến gen di truyền BRCA1 và BRCA2.

- Uống nước uống có cồn.

- Đã từng chụp nhũ ảnh.

- Bắt đầu chu kì kinh nguyệt sớm, mãn kinh muộn.

- sinh con lần đầu khi lớn tuổi hoặc chưa bao giờ sinh con.

- Dùng các loại hormone kết hợp như estrogenprogestin để điều trị các triệu chứng mãn kinh

- Béo phì.

- Tiền sử ung thư biểu mô tuyến vú hoặc tiểu thùy tuyến vú.

Dấu hiệu nguy hiểm của ung thư vú

Để trả lời cho câu hỏi ung thư vú là gì, bạn phải biết những dấu hiệu của ung thưung thư vú ở giai đoạn đầu thường không gây đau đớn và có thể không có triệu chứng gì. Khoảng 10% bệnh nhân không bị đau, không thấy khối u hoặc bất kỳ dấu hiệu nào của bệnh. Tuy nhiên, nếu khối u vú phát triển, bệnh có thể gây ra các triệu chứng sau:

- Vú bị sưng, biến dạng hay kích ứng da vùng vú hoặc vùng dưới cánh tay;

- Xuất hiện khối u cứng ở vú;

- Vú bị thay đổi kích thước hoặc hình dạng;

- Quầng vú hoặc núm vú có sự thay đổi màu sắc hay các thay đổi khác, chẳng hạn như xuất hiện nếp nhăn hoặc đóng vảy;

- Vú tiết dịch, bị thụt vào trong hoặc có cảm giác đau.

Hình ảnh ung thư vú

Hình ảnh ung thư vú

Có thể có các triệu chứng và biểu hiện khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thay đổi bất thường nào ở vú hãy tìm đến bắc sĩ ngay lập tức.

Đừng đợi đến khi có những cơn đau ở vú mới tìm hiểu ung thư vú là gì và thăm khám, hãy thường xuyên kiểm tra vú tại nhà để phát hiệm sớm những bệnh lí về vú và hạn chế diễn tiến phức tạp của bệnh và điều trị bệnh dễ dàng hơn, hiệu quả hơn. Nếu bạn có thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Nguyên nhân gây ra ung thư vú:

Hiện vẫn chưa rõ nguyên nhân gây ra ung thư vú Tuy nhiên, các nhà khoa học biết được rằng bệnh xảy ra khi một số tế bào vú bắt đầu phát triển bất thường và phân chia nhanh hơn so với các tế bào khỏe mạnh khác. Các tế bào trên tích tụ tạo thành một khối u có thể lây lan đến mô lân cận hoặc những bộ phận khác của cơ thể.

Di truyền:

Nghiên cứu khoa học cũng chỉ ra rằng u xơ tuyến vú có thể liên quan trực tiếp tới yếu tố di truyền giống như bệnh ung thư vú. Ước tính có khoảng 5 – 10% các ca ung thư vú có liên quan đến đột biến gen và mang tính di truyền. Những yếu tố di truyền được xác định gồm gen 1 (BRCA1) và gen 2 (BRCA2) là tác nhân gây ung thư.

Nếu bạn có tiền sử gia đình bị ung thư vú, hãy liên hệ bác sĩ để được kiểm tra và xác định xem bạn có các gen kể trên hay không.Vì thế, nếu trong gia đình có người thân mắc u xơ tuyến vú như cô, mẹ, dì, chị em gái thì từng mắc u xơ tuyến vú thì khả năng mắc bệnh cũng cao hơn so với những phụ nữ bình thường khác.

Rối loạn nội tiết tố:

Những phụ nữ bị rối loạn nội tiết có nguy cơ mắc bệnh u xơ tuyến vú cao hơn so với phụ nữ bình thường khác. Tình trạng rối loạn nội tiết này gây tăng trưởng quá mức các mô xung quanh tuyến vú và hình thành các khối u. Theo sự phát triển của thời gian, những khối u này có thể tiếp tục phát triển nhanh về kích thước và chèn ép lên các mô, tuyến vú xung quanh, khiến người bệnh có triệu chứng đau đớn, khó chịu.

Do thức khuya

Theo Hiệp hội ung thư Đan Mạch khuyến cáo, phụ nữ thường xuyên làm việc về đêm, tiếp xúc nhiều với ánh sáng là nguyên nhân làm hủy hoại một loại hormone có chức năng ức chế khối u, đặc biệt là ở khối u vú. Do đó những chị em này có nguy cơ mắc các bệnhở tuyến vú cao hơn bình thường. Những bệnh ở tuyến vú thường gặp là tăng sản tuyến vú u xơ vú, tiết dịch ở đầu vú và ung thư vú …

Phòng ngừa và điều trị ung thư vú:

Những thối quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của ung thư vú và nâng cao sức đề kháng sức khỏe để ngăn chặn, chống chọi bệnh tật, vì vậy bạn nên duy trì những thói quen sinh hoạt sau:

Duy trì lối sống lành mạnh: hãy luôn thực hiện theo chế độ dinh dưỡng phù hợp và tập thể dục thường xuyên. Bạn nên bỏ hút thuốc và hạn chế dùng thức uống có cồn nhưng chất kích thích

Ăn uống hợp lý: các phương pháp điều trị bệnh có thể khiến bạn buồn nôn và giảm khẩu vị, hãy chia nhỏ các bữa ăn và ăn nhiều lần trong ngày.

Ăn những loại thực phẩm nhiều vitamin A,C,E. Cố gắng hạn chế những dồ ăn nhanh, đồ ăn chiên xào nhiều dầu mỡ, những đồ ăn không rõ nguồn gốc, nhiều chất bảo quản

Tập thể dục thường xuyên: ung thư có thể khiến bạn trở nên mệt mỏi và yếu ớt hơn, thậm chí ngay cả khi bạn đã nghỉ ngơi để lấy lại sức. Tập thể dục thường xuyên như đi bộ ngắn giúp hạn chế sự mệt mỏi và tăng cường sức 

Qua bài viết này bạn đã biết ung thư vú là gì rồi chứ? Mong răng bài viết này sẽ hữu ích với bạn. Chúc bạn mạnh khỏe!

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật