Viêm não Nhật Bản, phải làm sao để giảm thiểu tác hại?

Viêm não Nhật Bản là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính, do Arbovirus hay virut viêm não Nhật Bản gây ra, lây truyền do muỗi đốt.

Viêm não Nhật bản B lây lan do muỗi truyền

Viêm não Nhật Bản là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính, do Arbovirus hay virut viêm não Nhật Bản gây ra, lây truyền do muỗi đốt. Theo TS. Trần Minh Điển - PGĐ BV Nhi TW cho biết: Đây đang là tháng cao điểm trong năm của bệnh viêm não, các diễn biến chưa có gì bất thường nhưng điều hơi lo ngại là số ca dương tính với viêm não Nhật Bản B lại tăng so với cùng kì năm ngoái. Vì thế, cần xem xét lại xem có phải vì người dân sợ tai biến của tiêm chủng nên không tiêm phòng vaccin viêm não Nhật bản B hay không?”.

Nguồn chứa mầm bệnh trong tự nhiên là các loài chim lội nước và hầu hết gia súc như trâu, bò, dê, cừu, chó, lợn, trong đó lợn là vật chủ quan trọng nhất có khả năng làm lan rộng virut dễ truyền bệnh cho người nhất. Do đó, sự lan truyền virut xảy ra chủ yếu ở nông thôn. Nhưng ở Việt Nam, bệnh thường xảy ra ở cả các trung tâm đô thị như Hà Nội và các tỉnh trong cả nước.

Cách phát hiện bệnh

Ngoại trừ trẻ bị mắc bệnh viêm não Nhật bản ở thể ẩn, nghĩa là không có triệu chứng lâm sàng, các ca bệnh có biểu hiện trên thực tế có các triệu chứng rất đa dạng, từ nhẹ như cảm cúm đến nặng gây tử vong Nhưng dù nhiễm bệnh ở thể nào thì bệnh nhân vẫn tạo kháng thể đặc hiệu.

Thể ẩn: có nhiều bệnh nhân nhất, không có triệu chứng lâm sàng, cứ 1 bệnh nhân có triệu chứng điển hình thì có tới 200 - 300 bệnh nhân thể ẩn. Còn Tổ chức Y tế Thế giới cho biết, tỉ lệ này dao động từ 20 - 1.000 trường hợp thể ẩn/một điển hình.

Các thể bệnh có triệu chứng như sau:

Thể nhẹ: bệnh nhi có sốt, nhức đầu, nôn, không có triệu chứng đặc hiệu nào cho biết đó là viêm não Nhật Bản B.

Thể màng não: bệnh nhi có hội chứng nhiễm khuẩn, dấu hiệu màng não, có thể bị rối loạn ý thức nhẹ.

Thể tủy sống: bệnh nhi có sốt, sau đó liệt mềm, liệt không đồng đều, liệt ở chân nặng hơn tay, rối loạn tri giác và xuất hiện hội chứng viêm não sau đó. Khi đến khám ở bệnh viện chụp cộng hưởng từ tủy sống đo điện cơ và dẫn truyền thần kinh thấy có tổn thương sừng trước tủy sống.

Thể điển hình: thời gian ủ bệnh từ 5 - 15 ngày nhưng khó xác định vì không ai biết trẻ bị muỗi đốt truyền bệnh từ ngày nào. Khởi bệnh với hội chứng nhiễm khuẩn như: sốt rối loạn tiêu hóa nôn đau bụng tiêu chảy viêm long đường hô hấp ho chảy máu cam Khi đến giai đoạn toàn phát, bệnh nhi có hội chứng nhiễm khuẩn kèm theo sốt, lợm giọng buồn nôn nhức đầu ở trẻ lớn. Trẻ sốt 39 - 40oC hay cao hơn, có cơn co giật toàn thân hoặc cục bộ. Rối loạn tri giác như li bì, lơ mơ đến kích động hôn mê Dấu hiệu màng não, động tác tự động, phản xạ bệnh lý, liệt chi, liệt thần kinh sọ não liệt nửa người liệt một chi hoặc tứ chi, biến đổi phản xạ gân xương, mất vận động mất ngôn ngữ Một số bệnh nhi xuất hiện những cơn gật đầu, quay đầu, cơn quay mắt, co cứng, co vặn cơ, run, ngón tay mân mê như vấn thuốc múa vờn múa giật, mặt nhăn nhó, chép môi...

Biến chứng rất nặng

Viêm não Nhật Bản, có những trường hợp nặng gây tử vong hoặc biến chứng như sau: viêm phổi ở bệnh nhân hôn mê sâu do ứ đọng đàm nhớt, mất phản xạ ho, sặc hoặc liệt hầu họng dễ đưa đến viêm phổi hít; nhiễm khuẩn tiết niệu sau rối loạn cơ vòng hoặc sau thông tiểu bị nhiễm khuẩn; phù não do hạ natri máu; cơn động kinh ác tính xảy ra nếu không tích cực chống động kinh, chống phù não và cung cấp đủ oxy; xuất huyết tiêu hóa; suy dinh dưỡng và loét do nằm lâu.

Điều trị khó khăn

Đến nay vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu bệnh viêm não Nhật Bản B. Việc điều trị chủ yếu là hồi sức cấp cứu và điều trị triệu chứng như chống phù não thuốc an thần chống co giật kiểm soát nhiệt độ, hỗ trợ tuần hoàn hô hấp ngăn ngừa bội nhiễmdinh dưỡng chống loét...Người chăm sóc cần giúp trẻ bị bệnh vệ sinh răng miệng, xoay trở để tránh loét do tư thế nằm lâu; nên vỗ lưng cho trẻ, nằm tư thế dẫn lưu đàm, hút đàm rãi; nếu có bội nhiễm, cần điều trị bằng kháng sinh Bệnh nhi cũng cần được cung cấp dinh dưỡng đầy đủ, nâng thể trạng.

Lời khuyên của bác sĩ

Viêm não Nhật Bản là bệnh nặng, do đó, việc phòng bệnh là rất có giá trị tránh tử vong và biến chứng nặng cho trẻ. Các bậc cha mẹ cần tiêm phòng vaccin viêm não Nhật Bản đầy đủ cho con. Những người du lịch có thời gian lưu trú ở nông thôn trên 1 tháng hoặc trên 12 tháng ở thành phố có dịch viêm não Nhật bản B cần được tiêm phòng vaccin.

Bệnh chủ yếu do muỗi đốt truyền bệnh nên cần phải diệt muỗi và phòng chống muỗi đốt là rất thiết thực. Diệt muỗi bằng cách: dùng thuốc xịt muỗi, dùng vợt điện. Diệt bọ gậy bằng các biện pháp: thả cá bảy màu, cá đuôi cờ vào các nơi chứa nước như bể, chum, vại, lu, khạp... để cá ăn bọ gậy. Chú ý loại bỏ nơi muỗi đẻ: hủy bỏ các vật phế thải xung quanh nhà là những nơi có thể chứa nước mưa tạo nơi đẻ trứng của muỗi như chai lọ vỡ, ống bơ, gáo dừa, lốp xe, vỏ đồ hộp... Bỏ muối hay nhỏ dầu hỏa vào bát nước kê chân chạn. Thường xuyên thay rửa lọ hoa (bình bông). Phòng tránh muỗi đốt bằng cách: mặc quần dài, áo dài tay cho trẻ em Luôn luôn ngủ trong màn, kể cả ban ngày. Dùng kem chống muỗi cho trẻ em. 

- Tiêm chủng là biện pháp phòng bệnh tốt nhất

Gây miễn dịch phòng bệnh là biện pháp phòng bệnh hữu hiệu nhất, điều đó đã được chứng minh ở tất cả các quốc gia sử dụng vaccin viêm não Nhật Bản để phòng bệnh. Ở Việt Nam, những năm qua, nơi nào có sự bao phủ của vaccin này thì ở đó giảm rõ rệt số trẻ mắc bệnh. Chính vì vậy, các bậc cha mẹ nên chủ động đưa trẻ đi tiêm chủng phòng bệnh.

-Khuyến cáo của Bộ Y tế



Ðể phòng ngừa bệnh viêm não Nhật Bản, cần tiêm vaccin đầy đủ và đúng lịch. Tiêm mũi 1 lúc trẻ được 1 tuổi; mũi 2 sau mũi 1 từ 1 - 2 tuần; mũi 3 cách mũi 2 là 1 năm. Sau đó, cứ 3-4 năm tiêm nhắc lại 1 lần cho đến khi trẻ qua 15 tuổi.

Ngoài ra, người dân cần ngủ màn, mặc quần áo dài, dùng các chất xua đuổi côn trùng để phòng muỗi đốt; Thực hiện vệ sinh môi trường, vệ sinh khu chăn nuôi, phát quang bụi rậm, khơi thông hoặc lấp các cống rãnh, thường xuyên diệt muỗi, bọ gậy/lăng quăng. Khi có dấu hiệu sốt cao cùng với các triệu chứng liên quan đến tổn thương hệ thần kinh trung ương như co giật, nôn vọt, cứng cổ, thóp phồng (ở trẻ còn thóp...), cần phải đưa trẻ ngay đến cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật