Xử trí cấp cứu chảy máu mũi, bạn không biết cực phí
Cứ "quan hệ" với bạn gái là chảy máu mũi hơn 30 phút vẫn không thể cầm máu, bác sĩ bày tỏ lo ngại
Hướng dẫn các bài thuốc với lá vông chữa bệnh đơn giản hiệu quả
Chấn thương và bệnh lý gây chảy máu mũi
Mạch máu cung cấp cho lưới mao mạch mũi gồm: động mạch cảnh ngoài với các nhánh động mạch bướm khẩu cái, động mạch khẩu cái lên; động mạch cảnh trong với các nhánh động mạch sàng trước, động mạch sàng sau. Các nhánh động mạch này quy tụ tại một điểm ở phía trước và dưới vách ngăn, cách cửa mũi trước khoảng 1,5cm, gọi là điểm mạch Kisselbach. Nếu va chạm vào điểm mạch này, thường gây chảy máu nặng.
Chấn thương như tai nạn lao động tai nạn giao thông bị đánh... Bệnh nhân mắc các bệnh: tăng huyết áp bạch cầu tuỷ cấp, suy tuỷ, bệnh ưa chảy máu sốt xuất huyết suy gan suy thận
Nhận biết chảy máu mũi nặng nhẹ
Các nhà chuyên môn phân biệt các loại chảy máu mũi gồm: chảy máu điểm mạch Kisselbach; chảy máu do tổn thương động mạch; chảy máu lan tỏa do tổn thương mao mạch, máu rỉ khắp niêm mạc mũi, không có điểm nhất định thường xuất hiện trong các bệnh bạch cầu tuỷ cấp bệnh ưa chảy máu thương hàn sốt xuất huyết Mặt khác, dựa vào mức độ chảy máu, người ta đánh giá tình trạng chảy máu mũi theo 3 mức độ: nhẹ, vừa và nặng.
Chảy máu mũi nhẹ: thường do chấn thương nhẹ khi ngoáy mũi hoặc mắc các bệnh như cúm thương hàn Tuy nhiên cũng có khi ở người khoẻ mạnh nhưng tự nhiên bị chảy máu mũi Soi mũi thấy máu chảy ra từ điểm mạch hoặc động mạch, mức độ không nhiều, chảy từng giọt, số lượng ít hơn 100ml và có xu hướng tự cầm. Loại chảy máu này thường gọi là chảy máu cam hay gặp ở trẻ em, tiên lượng nhẹ.
Chảy máu mũi vừa: máu chảy thành dòng ra ngoài lỗ mũi hoặc chảy xuống họng, số lượng từ 100 - 200ml. Có thể do chảy máu mao mạch của toàn bộ niêm mạc mũi, gặp ở bệnh ưa chảy máu xuất huyết giảm tiểu cầu
Chảy máu mũi nặng: do tổn thương động mạch mũi trong các bệnh tăng huyết áp xơ vữa động mạch xơ gan máu chảy nhiều thành dòng kéo dài, bệnh nhân trong trạng thái kích thích, hốt hoảng, môi mặt xanh nhợt, mạch nhanh huyết áp hạ, số lượng máu mất nhiều hơn 200ml hay gặp ở bệnh nhân lớn tuổi có bệnh mạn tính; hoặc chấn thương gây tổn thương động mạch sàng và thường chảy máu khó cầm. Soi mũi: rất khó thấy điểm chảy vì điểm chảy thường ở trên cao và ở phía sau, nhưng lượng máu chảy ra nhiều.
Xử trí cấp cứu chảy máu mũi
Gặp một bệnh nhân đang chảy máu mũi việc cần làm là phải cầm máu ngay. Bệnh nhân cần ngồi cúi người ra trước để tránh máu chảy vào trong họng. Trường hợp chảy máu nặng phải chú ý tình trạng toàn thân của bệnh nhân bằng cách theo dõi sát mạch, huyết áp. Việc cầm máu được thực hiện từ đơn giản đến phức tạp như sau:
Nếu chảy máu mũi nhẹ: chảy máu ra từ điểm mạch, người cấp cứu dùng hai ngón tay bóp hai cánh mũi lại vừa chặt tay để cho điểm Kisselbach được ép lại cầm máu. Dùng bông có tẩm dung dịch cầm máu như ôxy già 12 thể tích, ephedrin 1-3% nhét vào lỗ mũi, ép đè lên chỗ chảy máu .
Trường hợp chảy máu nặng: sử dụng phương pháp nhét mechè mũi trước hoặc mũi sau.
Nhét mechè mũi trước: gây tê hốc mũi bằng Lidocain, dùng cuộn mechè có bề rộng 1-1,5cm, bề dài 50cm tẩm mỡ kháng sinh nhét vào mũi, chú ý nhét mechè có hình đáy võng để mechè không bị tụt xuống thành sau họng, nhét chặt từ sau ra trước cho tới khi đầy ra tận cửa mũi trước. Dùng đè lưỡi kiểm tra xem máu có chảy xuống thành sau họng hay không, nếu không thấy chảy xuống là tốt. Thời gian lưu mechè từ 24 - 48 giờ.
Đối với trường hợp chảy máu nhiều do chấn thương tăng huyết áp nếu nhét mechè mũi trước mà chưa cầm máu thì phải nhét mechè mũi sau. Cách nhét mechè mũi sau: dùng cục gạc bịt kín cửa mũi sau để ngăn không cho máu chảy xuống thành sau họng, đường kính cục gạc khoảng 2-2,5cm chiều cao 2,5cm có buột dây ở giữa, mỗi đầu dài khoảng 30cm. Sau khi bịt kín được cửa mũi sau, phải tiếp tục nhét mechè mũi trước. Lưu mechè mũi sau từ 48-72 giờ, trong thời gian này phải điều trị kháng sinh để chống nhiễm khuẩn.
Trường hợp chảy máu mao mạch, nhất là ở trẻ em có thể dùng các loại protein tự tiêu có tác dụng cầm máu như spongel. Nếu có điều kiện thì dùng merocel là một loại bọt xốp có hình hố mũi, đặt vào mũi, tưới nước, nó nở căng to ôm khít lòng hố mũi, máu cầm ngay mà bệnh nhân không đau
Hoặc dùng bong bóng cao su cho vào mũi rồi bơm căng, lúc lấy ra chỉ cần xì hơi, rất tiện. Ở nước ta, nhiều bệnh viện đã dùng đông điện dưới sự hướng dẫn của nội soi để cầm máu.
Bệnh nhân cần được nghỉ ngơi yên tĩnh, ngồi hoặc nằm đầu cao, há miệng để thở và nhổ máu ra. Truyền dịch nếu bệnh nhân bị truỵ mạch, hạ huyết áp Truyền máu nếu Hb dưới 50%, tốt nhất là truyền máu tươi liều nhỏ (100ml) nhiều lần. Dùng thuốc corticoid như depersolone tiêm tĩnh mạch trong chảy máu, nếu không có chống chỉ định. Dùng kháng sinh đề phòng nhiễm khuẩn Dùng thuốc đông máu để làm tăng vững bền thành mạch, giảm thời gian chảy máu như adrenoxyl, premarin, tranesamic acid... hoặc trực tiếp làm đông máu như vitamin K...
- Tác hại của đường với chức năng tình dục của đàn ông (Thứ năm, 16:35:01 30/07/2020)
- Bác sĩ cảnh báo loài vi khuẩn 'ăn thịt người' từ món... (Thứ tư, 13:02:00 08/07/2020)
- Những điều tuyệt đối KHÔNG khi sơ cứu nạn nhân bị dính axit (Thứ tư, 10:10:09 27/02/2019)
- Giá trị "dược liệu" của gạo không thể không tìm... (Thứ tư, 09:20:07 27/02/2019)
- 6 sự thật khủng khiếp về các loại tiết canh "Made in nhà... (Thứ năm, 16:20:05 21/02/2019)
- Ðiều trị thế nào hiệu quả khi bị côn trùng cắn, đốt? (Thứ năm, 14:15:06 21/02/2019)
- Chậu cây cảnh trên bàn làm việc giải tỏa stress, bạn có biết? (Thứ năm, 11:15:00 21/02/2019)
- Mẹ Nhật trị ho cho con bằng cam nướng đơn giản không ngờ (Thứ năm, 10:40:08 21/02/2019)
- 7 loại cây giúp ngon giấc nên có trong phòng ngủ nên trồng... (Thứ tư, 11:05:05 20/02/2019)
- Dùng sữa chua khi uống kháng sinh, nên hay không? (Thứ tư, 10:20:08 20/02/2019)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:08 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:09 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:01 12/02/2023