Những lưu ý giúp bạn phòng tránh ngộ độc thực phẩm hiệu quả

Ngộ độc thực phẩm là một trong những vấn đề đáng báo báo động trong thời gian gần đây Xảy ra tình trạng này là do việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm ngày càng trở nên khó khăn hơn Dẫn đến việc những vụ ngộ độc thực phẩm ngày càng xuất hiện nhiều, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của mọi người.

Nguyên nhân gây ra ngộ độc thực phẩm

- Ngộ độc thực phẩm do ký sinh trùng: do vi khuẩnđộc tố của vi khuẩn virus hoặc do kí sinh trùng nấm mốc lên men.

Ký sinh trùng trong đồ ăn lên men dễ gây ngộ độc thực phẩm

Ký sinh trùng trong đồ ăn lên men dễ gây ngộ độc thực phẩm

- Ngộ độc thực phẩm do thức ăn bị biến chất, ôi thiu: một số loại thực phẩm khi để lâu hoặc bị ôi thiu thường phát sinh ra các loại chất độc như dầu, mỡ dùng đi dùng lại nhiều lần...

- Ngộ độc do ăn phải thực phẩm có sẵn chất độc: khi ăn phải các thực phẩm có sẵn chất độc rất có thể bị ngộ độc như cá nóc, cá cóc, mật cá trắm nấm độc khoai tây mọc mầm, một số loại quả đậu...

- Ngộ độc do nhiễm các chất hóa học:

+ Do ô nhiễm kim loại nặng (thực phẩm được nuôi trồng, chế biến tại các khu vực mà nguồn nước, đất bị ô nhiễm các loại kim loại nặng).

+ Do dư lượng thuốc bảo vệ thực vật thuốc thú y.

+ Do phụ gia thực phẩm do các chất phóng xạ

Để tránh ngộ độc thực phẩm, hãy lưu ý những vấn đề sau trong quá trình bảo quản cũng như chế biến thực phẩm để bạn luôn thấy yên tâm hơn khi ăn bất cứ thực phẩm nào.

Một số lưu ý giúp phòng tránh ngộ độc thực phẩm

- Chọn thực phẩm an toàn, tươi sống rau quả ăn sống phải được ngâm và rửa kỹ bằng nước sạch, quả nên gọt vỏ trước khi ăn.

 Chọn thực phẩm tươi sống để tránh ngộ độc thực phẩm

Chọn thực phẩm tươi sống để tránh ngộ độc thực phẩm

- Điều chỉnh nhiệt độ tủ lạnh của bạn dưới 5 độ C và giữ cho ngăn đá của bạn từ âm 18 độ C đến âm 15 độ C để khi bảo quản thực phẩm của bạn không hỏng. Thực phẩm đông lạnh nên chế biến ngay sau khi rã đông bởi nếu rã đông xong rồi lại làm đông đá lại vừa khiến thực phẩm mất chất dinh dưỡng vừa kém an toàn.

- Nấu chín kỹ hoàn toàn thức ăn là bảo đảm nhiệt độ trung tâm thực phẩm phải đạt tới trên 70°C. Hãy ăn ngay sau khi vừa nấu xong vì thức ăn càng để lâu thì càng dễ biến đổi chất, mất dinh dưỡng và có thể bị vi khuẩn ở môi trường xung quanh xâm nhập vào.

- Để thịt sống thịt gà và hải sản đông lạnh tránh xa thực phẩm đã được nấu chín vì khi vi khuẩn từ thịt sống thâm nhập vào thực phẩm nấu chín, điều này có thể gây ra ngộ độc thực phẩm Hãy sử dụng các loại thớt khác nhau cho thực phẩm sống và chín, hoặc rửa thớt trước mỗi lần sử dụng. Rửa tay thật kỹ sau khi chạm vào thịt sống.

- Đừng chất tủ lạnh quá đầy, đảm bảo đủ không khí lưu thông bên trong tủ lạnh của bạn là rất quan trọng để làm mát hiệu quả. Một mẹo tốt nếu bạn đang phục vụ cho một đám đông giữ thức uống đá trong thùng đá, và dành không gian trong tủ lạnh cho thực phẩm

 Không phải thực phẩm để trong tủ lạnh đều an toàn

Không phải thực phẩm để trong tủ lạnh đều an toàn

- Bạn nên cất trữ và ăn hết thức ăn thừa trong vòng 2 ngày. Nếu bạn không có kế hoạch để ăn chúng trong thời gian này, hãy để đông lạnh chúng ngay lập tức.

- Che đậy thực phẩm để tránh côn trùng và các động vật khác. Che đậy giữ thực phẩm trong hộp kín, chạn, tủ kính, lồng bàn... Đó là cách bảo vệ tốt nhất. Khăn đã dùng che đậy thức ăn chín phải được giặt sạch trước khi sử dụng.

- Khi bạn mua thức ăn từ bên ngoài, nên mua thực phẩm an toàn được đóng gói cẩn thận và vừa mua về thì nên ăn ngay. Không sử dụng các loại thực phẩm để lâu ngày, thực phẩm đã có dấu hiệu thay đổi về mùi, màu sắc, hình dáng... so với ban đầu.

- Nên rửa tay thường xuyên để cho tay luôn sạch sẽ, đặc biệt khi bị ốm, khi vừa làm thịt sống xong.

Và hãy lưu ý rằng, mỗi loại ngộ độc sẽ có một thuốc điều trị và cách chữa khác nhau. Hãy đi khám trước khi sử dụng thuốc hay mẹo chữa ngộ độc nhé.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật