Những thời điểm không nên ăn quả hồng có thể bạn chưa biết

Quả hồng có lợi cho sức khỏe nhưng sẽ có hại vô cùng lớn nếu bạn ăn không đúng thời điểm.

Hồng có 2 loại là hồng mềm và hồng giòn. Cả 2 loại này đều tốt cho hệ tiêu hóa và có tác dụng ngăn ngừa ung thư ngừa các bệnh tim mạch chống lão hóa

Tuy nhiên, hậu quả sẽ khôn lường nếu bạn ăn hồng không đúng thời điểm.

1. Ăn hồng khi bị tiểu đường

Trong quả hồng chứa đến 10,8% là đường. Vì vậy, nếu ăn hồng khi bị tiểu đường thì lượng đường trong máu của bệnh nhân sẽ càng cao và khiến bệnh ngày càng nặng.

2. Ăn hồng khi đói

Quả hồng chứa khá nhiều tanin và pectin (những chất có tính kết dính cao), nếu ăn lúc đói chúng sẽ kết tụ lại thành cục ở những kích thước khác nhau dưới tác dụng của axit dạ dày Nếu những khối kết tụ này không xuống được ruột non thông qua môn vị, sẽ lưu lại trong dạ dày và hình thành sỏi trong đó.

Nếu sỏi này không được đào thải ra ngoài theo đường tự nhiên, sẽ gây tắc nghẽn đường tiêu hóa xuất hiện các triệu chứng như đau quặn bụng trên nôn mửa thậm chí nôn ra máu…

3. Ăn hồng khi uống rượu

Bạn có thể bị tắc ruột khi ăn hồng cùng lúc với uống rượu. Nguyên nhân là do hồng tính hàn, còn rượu vị cay hơi đắng, tính nóng có độc.

Các loại rượu khi vào dạ dày sẽ kích thích bài tiết đường ruột, tanin trong quả hồng đi vào dạ dày sẽ tạo thành một chất sền sệt, dính nhầy, dễ kết hợp với cellulose tạo thành cục máu đông vừa khó tiêu hóa vừa không thải ra ngoài, lâu dần sẽ gây tắc ruột.

Ngoài ra, bạn nên lưu ý không nên ăn vỏ hồng vì bạn có thể bị sỏi ở dạ dày Bên cạnh đó, sau khi ăn hồng xong bạn nên đánh răng để tránh sâu răng

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật