Mùa hè cẩn thận với bệnh nhiễm nấm sinh dục, không được chủ quan

Viêm nhiễm cơ quan sinh dục do nấm hay còn gọi là nhiễm nấm âm đạo do một loại nấm có tên Candida Albican gây ra. Loại nấm này thường ký sinh ở một số nơi trên da và bên trong âm đạo của người phụ nữ.

Tuy nhiên, môi trường hơi acid trong âm đạo đã giữ cho nấm không phát triển. Nếu vì một lý do nào đó môi trường này bị thay đổi, mất cân bằng chẳng hạn như bị acid hoá, nấm sẽ bùng phát và gây nên chứng nhiễm nấm âm đạo

Đặc biệt, vào mùa hè nắng nóng, nhiệt độ cơ thể tăng cao cộng thêm chị em phải lao động ngoài trời với trang phục bó sát người chính là điều kiện thuận lợi cho nấm sinh sôi và dễ lây lan ra bên ngoài vùng kín.

Ai có nguy cơ nhiễm nấm cao nhất?

Môi trường âm đạo thường thay đổi mỗi khi chị em đến kỳ kinh nguyệt phụ nữ mang thai mắc bệnh đái tháo đường dùng thuốc kháng sinh nhiều... Ngoài ra phụ nữ thời mãn kinh lượng estrogen giảm mạnh khiến cơ thể thiếu nội tiết hay những người bị suy kiệt cơ thể, mất nhiều máu hoặc suy giảm hệ miễn dịch (người bị AIDS, lao...) đều dễ bị nhiễm nấm.

Những phụ nữ sống ở vùng thôn quê, ngoại thành bị nhiễm nấm cơ quan sinh dục nhiều. Nguyên nhân chủ yếu do trong quá trình lao động, chị em thường phải ngâm mình dưới nước nhiều giờ, tiếp xúc với nguồn nước bẩn... vệ sinh vùng kín chưa tốt, tự ý mua thuốc rửa, thuốc đặt mà không theo chỉ định của bác sĩ

Những bệnh nhân bị nhiễm nấm thường có những biểu hiện như: ngứa rát âm đạo, âm hộ, tiểu rát, ra nhiều khí hư sền sệt trắng đục như sữa và có mùi chua, cảm thấy đau ở hai hố chậu...

Khi phát hiện những biểu hiện khác thường như trên cần phải đến các cơ sở y tế để kiểm tra ngay nhằm sớm có phương pháp điều trị thích hợp. Tránh trường hợp chà xát (do ma sát với quần áo...) lâu ngày khiến nấm lây lan rộng khắp vùng kín và hai bên bẹn. Ngoài ra, nếu để lâu, bệnh cũng dễ biến chứng nguy hiểm hoặc trở thành mạn tính rất khó điều trị dứt điểm.

Về điều trị

Khi bị nhiễm nấm tùy thuộc vào mức độ bị bệnh, bác sĩ có thể chỉ định dùng thuốc uống, thuốc đặt trong âm đạo hoặc kết hợp với thuốc bôi thoa bên ngoài.

Người bệnh phải kiên trì và làm đúng lời dặn của bác sĩ mới có hiệu quả vì có nhiều trường hợp cơ thể người bệnh sinh ra chất kháng thuốc hoặc bị tái nấm rất khó điều trị khỏi hoàn toàn.

Không quan hệ tình dục trong giai đoạn điều trị nấm. Vì điều này sẽ giảm hiệu quả của thuốc và lây cho chồng và bạn tình. Với phụ nữ mang thai bị nhiễm nấm cũng rất nguy hiểm vì có thể gây sảy thai sinh non nhẹ cân... Do đó, nếu phát hiện người mẹ có dấu hiệu nhiễm nấm phải đến khám tại cơ sở y tế các bác sĩ sẽ chỉ định cho thuốc điều trị thích hợp.

Biện pháp phòng ngừa

Biện pháp chung giúp phòng ngừa viêm nhiễm do nấm là phải đảm bảo vệ sinh vùng kín sạch sẽ, khô thoáng sau khi đại, tiểu tiện hoặc tắm. Không nên mặc quần áo quá chật, nhất là trong những ngày hè nóng, không nên tắm ở hồ ao.

Nên chọn đồ lót chất liệu cotton giúp thoáng khí. Sau mỗi lần vệ sinh, dùng giấy mềm không màu, không có chất khử mùi và lau từ trước âm hộ ra sau hậu môn giúp vùng kín khô hơn.

Ngoài ra, chị em cũng nên chú ý tất cả những biểu hiện khác thường ở vùng kín Cần đến các cơ sở y tế ngay nếu phát hiện biểu hiện khác thường và nghiêm túc làm theo chỉ dẫn của bác sĩ điều trị. Cũng nên khám phụ khoa định kỳ để phát hiện bệnh sớm (nếu có) nhờ vậy giúp quá trình điều trị kịp thời và hiệu quả hơn.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật