Mụn rộp sinh dục: Căn bệnh khó điều trị dứt điểm và dễ tái phát

Mụn rộp sinh dục là căn bệnh do vi-rút gây ra nên khó điều trị khỏi hẳn.

Mụn rộp sinh dục là gì?

Mụn rộp sinh dục hay còn gọi là mụn rộp vùng kín, là một bệnh phụ khoa phổ biến ở các chị em phụ nữ Thông thường, mụn rộp sinh dục có thể mọc ở âm hộ, trong thành âm đạo, ở phía ngoài hậu môn hoặc vùng giữa 'cô bé'.

Nguyên nhân gây nên tình trạng mụn rộp âm đạo thường do ma sát, tuyến mồ hôi bị tắc hoặc lông vùng kín mọc ngược... đặc biệt là do quan hệ tình dục không an toàn.

Khi mắc bệnh, quanh bộ phận sinh dục của chị em thường xuất hiện những triệu chứng như rát, nóng, nổi lên các mụn nước nhỏ thành chùm sau đó vỡ ra, đóng vảy rồi tự lành sau khoảng từ 1 - 2 tuần. Khi đi tiểu, các vết loét sẽ gây ra nhiều đau đớn. Trong một số trường hợp, bệnh có thể kèm theo các dấu hiệu như sốt nhức đầu và nổi hạch ở bẹn.

Theo các bác sĩ, chị em tuyệt đối không nên nặn các mụn này vì điều này sẽ khiến chúng dễ bị nhiễm trùng Cách điều trị tốt nhất đối với những nốt mụn rộp âm đạo đó là ngâm chúng trong bồn tắm nước nóng. Việc này sẽ giúp mụn chín và vỡ tự nhiên nên không gây đau đớn và hạn chế khả năng nhiễm trùng. Nếu bệnh nặng hơn thì sẽ phải dùng thuốc theo sự chỉ dẫn của các bác sĩ.

Nguyên nhân gây nên tình trạng mụn rộp âm đạo thường do ma sát, tuyến mồ hôi bị tắc... (Ảnh minh họa: Internet)

Nguyên nhân gây nên tình trạng mụn rộp âm đạo thường do ma sát, tuyến mồ hôi bị tắc... (Ảnh minh họa: Internet)

Mụn rộp sinh dục - căn bệnh khó điều trị dứt điểm và dễ tái phát

Mụn rộp sinh dục là một căn bệnh nguy hiểm do nó không thể điều trị khỏi triệt để mà thường xuyên tái phát.

Thông thường thì trong vòng 1 - 2 tuần, nếu bạn vệ sinh sạch sẽ, khô ráo cơ quan sinh dục thì những nốt mụn rộp âm đạo sẽ biến mất mà không cần thuốc Tuy nhiên, có rất nhiều trường hợp những nốt mụn rộp sau 2 - 3 tuần vẫn không tự mất đi. Theo thống kê của các bác sĩ phụ sản, hiện nay ngày càng nhiều các bệnh nhân bị mụn sinh dục, trong đó bệnh nhân tái phát chiếm tỷ lệ rất cao. Đặc biệt, có những bệnh nhân tái phát mỗi năm 10 lần.

Nguyên nhân điển hình khiến bệnh mụn rộp âm đạo dễ tái phát là vì đây là căn bệnh do vi-rút gây ra nên không thể điều trị dứt điểm. Một khi đã mắc, vi-rút sẽ tiến sâu vào các tế bào thần kinh, khi sức đề kháng của cơ thể giảm xuống vi-rút hoạt động trở lại.

Ngoài ra, mặc dù mụn rộp có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi nhưng phổ biến ở độ tuổi 18 - 30 tuổi vì đây là lứa tuổi có nhu cầu tình dục cao nên dễ có hành vi tình dục không an toàn.

Điều đáng nói là nhiều bạn trẻ mắc phải căn bệnh này thường xấu hổ, mặc cảm nên không đến bệnh viện để khám và điều trị khiến bệnh ngày càng nặng hơn, các vết thương lâu khỏi và khả năng tái phát cao hơn.

Ngoài việc gây ra những cảm giác đau đớn khó chịu, ảnh hưởng đến các hoạt động và sinh hoạt hàng ngày, bệnh mụn rộp sinh dục (khi không được chữa trị tích cực) có thể gây những hậu quả nghiêm trọng về lâu dài.

Mặc dù mụn rộp có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi nhưng phổ biến ở độ tuổi 18 - 30 tuổi (Ảnh minh họa: Internet)

Mặc dù mụn rộp có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi nhưng phổ biến ở độ tuổi 18 - 30 tuổi (Ảnh minh họa: Internet)

Nữ giới mắc bệnh mụn rộp sinh dục có thể gây viêm phần phụ viêm nội mạc tử cung viêm cổ tử cung… Trường hợp phụ nữ mang thai bị mắc mụn rộp sinh dục, đặc biệt là với những phụ nữ mang thai lần đầu có thể khiến bệnh lây sang thai nhi và khiến trẻ bị mắc một số bệnh ở cơ quan hô hấp viêm màng não hoặc tử vong Vết loét ở bộ phận sinh dục cũng như ở nơi khác sẽ là cửa ngõ thuận lợi cho lây nhiễm các bệnh khác, nhất là HIV.

Một số lưu ý khi bị mụn rộp sinh dục

- Người bệnh cần giữ cho vết loét sạch sẽ, khô ráo, tránh làm vỡ, đồng thời rửa tay kỹ sau khi tiếp xúc với vết loét.

- Khi vết loét chưa lành hẳn thì không nên quan hệ tình dục

- Nếu bệnh vừa khỏi, khi quan hệ tình dục nên mang bao cao su để tránh tái phát do sang chấn mạnh.

Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật