Đặc biệt lưu ý bệnh tuyến giáp khi mang thai để bảo đảm sức khỏe mẹ và bé

Khi bà mẹ mang thai bị bệnh tuyến giáp sẽ có nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đến người mẹ và thai nhi.

Ở nước ta nguy cơ bị mắc bệnh tuyến giáp cao nhất là miền núi vì khu vực này nằm trong vùng thiếu iốt. Vì thế phát hiện và xử lý kịp thời bệnh tuyến giápphụ nữ khi có thai sẽ giảm được các biến chứng nguy hiểm.

Tuyến giáp nằm ở trước cổ, có vai trò điều tiết chuyển hóa, điều chỉnh quá trình giải phóng năng lượng của cơ thể. Tuyến giáp có thể to lên trong thai kỳ nếu lượng iốt trong thức ăn hàng ngày không đủ. Nguyên nhân là khi có thai, tuyến giáp tăng cường thu nạp iốt để bảo đảm tiến độ bình thường của sản xuất hoóc-môn.

Khám chẩn đoán ung thư tuyến giáp tại Bệnh viện Ung bướu TP.HCM (Ảnh: T.Anh)

Khám chẩn đoán ung thư tuyến giáp tại Bệnh viện Ung bướu TP.HCM (Ảnh: T.Anh)

Các hoóc-môn tuyến giáp đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của thai nhi nhất là não bộ phụ nữ mang thai có tiền sử về bệnh tuyến giáp phải hết sức thận trọng khi có các dấu hiệu của thiểu năng tuyến giáp như: Không chịu được lạnh, dễ mệt mỏi da khô tăng cân; phù ở vùng quanh hố mắt; xét nghiệm TSH (hoóc-môn kích thích tuyến giáp) tăng trong máu, T4 (thyroxine) thấp.

Dấu hiệu cường năng tuyến giáp: Có nhiều biểu hiện giống thai nghén bình thường; không chịu được nóng, da ấm, không tăng cân tuy vẫn ăn uống bình thường, thậm chí ăn nhiều hơn khi có thai; tăng nhịp tim cả khi nghỉ, tay bị run rẩy lo âu mắt lồi. Người bệnh cường tuyến giáp cần được bác sĩ chuyên khoa nội tiết và sản khoa theo dõi chặt chẽ vì có thể gặp biến chứng nguy hiểm trong quá trình mang thaisinh nở Tình trạng tăng chuyển hóa trong bệnh này có thể là nguyên nhân gây đẻ non sinh con thiếu cân hoặc mắc bệnh tăng huyết áp dẫn đến nhiễm độc thai nghén

Việc điều trị cần có sự tham gia của thầy thuốc chuyên khoa nội tiết và chuyên khoa sản. Những thai phụ thiểu năng tuyến giáp cần dùng thyroxin trong suốt thời kỳ mang thai với liều lượng thay đổi vì tuổi thai càng tăng thì nhu cầu nội tiết cũng tăng lên. Nếu không được điều trị thích hợp nguy cơ sảy thai thai chết lưu và có khuyết tật bẩm sinh, kể cả chứng đần độn... sẽ tăng cao.

Bà bầu hãy dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ để không ảnh hưởng đến thai nhi (Ảnh minh họa: Internet)

Bà bầu hãy dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ để không ảnh hưởng đến thai nhi (Ảnh minh họa: Internet)

Với cường năng tuyến giáp, cần dùng thuốc kháng giáp tổng hợp propylthriouracil (PTU) liều lượng điều chỉnh theo diễn biến lâm sàng và lượng thyroxin trong máu. Propylthriouracil ít khả năng đi qua bánh rausữa mẹ có thể coi là thuốc thích hợp nhất thuốc này có thể làm cho việc tiết hoóc-môn kích thích tuyến giáp của thai nhi bị ức chế trẻ sơ sinh có thể mắc bệnh bướu giáp tạm thời hoặc suy tuyến giáp

Với những trường hợp nghi ngờ sẽ được kiểm tra lại sau vài tuần để xác định chắc chắn. Các thuốc điều trị bệnh tuyến giáp (cả cường và suy giáp) đều không đắt, dùng đường uống được và an toàn cho thai nhi Vì vậy các bà mẹ mang thai nếu mắc bệnh tuyến giáp hoàn toàn có thể yên tâm điều trị.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật