Hướng dẫn cách khắc phục đau xương chậu khi mang thai

Đau xương chậu là triệu chứng thường gặp khi mang thai, nhất là những tháng cuối của thai kỳ.

Những biểu hiện

Đau xương chậuđau lưng thường xảy ra trong ba tháng cuối của thai kỳ và không ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi Đau xương chậu khi mang thai thường có biểu hiện điển hình là đau âm ỉ, đau lan từ xương chậu đến đùi, bẹn, tử cung… Thai phụ cũng có thể cảm thấy đau lưng đau thắt lưng   Mức độ đau khác nhau, có thể cảm thấy tiếng lạo xạo phát ra từ vùng xương mu và đau lan xuống dưới vùng giữa 2 chân. Cơn đau tăng lên khi đi lại, đi lên xuống cầu thang hay thay đổi tư thế khi ngủ.

Cơn đau cũng tăng vào buổi đêm có thể làm thai phụ thức giấc, nhất là khi thức dậy lúc nửa đêm để đi tiểu cũng có thể làm thai phụ cảm thấy rất đau và khó chịu.

Nguyên nhân

Nguyên nhân gây ra đau xương chậu khi mang thai chưa được các nhà chuyên môn thống nhất. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng có thể liên quan đến sự thay đổi vị trí của cơ quan  trong cơ thể vào thời kỳ mang thai nhất là sự phát triển của thai nhi Các cơn đau vùng xương chậu cũng có thể là do nội tiết tố estrogen tác động vào các mô sụn sợi và các mô liên kết trong quá trình mang thai Sự thiếu hụt vitamin D và canxi Đặc biệt, đối với những thai phụ có các bệnh mạn tính (các bệnh lý của xương) cũng làm xuất hiện cơn đau.

Cần làm gì?

Nếu thai phụ có cảm giác đau vùng xương chậu, nên nằm nghỉ ngơi tại giường, nếu ngồi cần dựa lưng. Tránh đi lại nhiều, làm việc, nâng mang đẩy vật nặng. Nếu các cơn đau tăng dần kèm theo những bất thường cần đến cơ sở y tế để được khám và tư vấn. Ngoài ra, khi mang thai cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng như: ăn uống đầy đủ chất, đặc biệt bổ sung canxi trong bữa ăn hàng ngày, nhất là 3 tháng cuối của thai kỳ (giai đoạn này thai nhi tăng cân nhanh). Không nên thức khuya quá 10 giờ tối.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật