Mẹ bầu cần bổ sung sắt như thế nào để không bị táo bón?
Quá trình bổ sung sắt mẹ thường gặp phải triệu chứng táo bón hết sức khó chịu mà nguyên nhân chủ yếu là do thành phần có trong loại sắt mẹ đang dùng không hấp thụ được, gây sức ép lên hệ thống tiêu hóa. Cách tốt nhất mẹ cần làm là chọn loại sắt khác tốt hơn, có hiệu quả hấp thu cao hơn.
Vậy bổ sung sắt nào không gây táo bón???
Nhu cầu uống bổ sung sắt của bà bầu
Sắt đóng vai trò quan trọng trong các hoạt động của hệ tim mạch hệ thần kinh hệ miễn dịch của cơ thể và trong sự phát triển của các cơ quan nhận thức. Đặc biệt, sắt có chức năng cần thiết cho sự phát triển và phân chia tế bào cần cho sự hình thành của tế bào máu.
Nhu cầu về sắt ở phụ nữ mang thai là 30mg/ngày, gấp đôi nhu cầu của người trưởng thành bình thường thiếu sắt ở phụ nữ mang thai sẽ gây nên thiếu máu hồng cầu dẫn đến nguy cơ sẩy thai cao sinh non sinh con nhẹ cân.
Thiếu sắt thường xảy ra nhiều nhất vào sau tuần thứ 10 của thai kỳ khi nhu cầu của thai nhi bắt đầu tăng cao do sự cần thiết của máu trong việc hoàn thiện các bộ phận quan trọng của em bé. Sắt vào cơ thể qua đường ăn uống thường không thể đáp ứng được nhu cầu trên nên các mẹ bầu đều được bác sĩ tư vấn bổ sung sắt trong thai kỳ.
Tại sao bà bầu bị táo bón khi uống thuốc bổ sung sắt
Táo bón bà bầu gặp phải khi bổ sung sắt thường được gọi là tác dụng phụ của thuốc sắt đang dùng. Xảy ra tình trạng này là do hai nguyên nhân chính:
- Để hấp thụ được những khoáng chất trong một số loại sắt, cơ thể cần cung cấp một lượng nước lớn nhưng bà bầu lại không uống đủ số nước cần thiết.
- Do thành phần các khoáng chất có trong loại sắt mẹ đang uống không hấp thu được vào cơ thể. Lượng khoáng chất đấy phải thải ra ngoài và vô tình trở thành gánh nặng của hệ tiêu hóa làm tăng nguy cơ bị táo bón ở mẹ.
- Bên cạnh đấy, táo bón cũng là triệu chứng trong thai kỳ mẹ bầu thường gặp do sự thay đổi hormone trong cơ thể và sự phát triển từng ngày của thai nhi trong bụng. Những yếu tố trên ảnh hưởng tiêu cực tới đường ruột, gây cản trở việc đào thải các chất cặn bã ra ngoài qua hậu môn dẫn đến dễ bị táo bón
- Mẹ bầu không thể vì ngại bị táo bón mà không tiếp tục bổ sung sắt nữa bởi như vậy sẽ khiến mẹ có nguy cơ cao bị thiếu sắt ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi trong bụng. Cách tốt nhất mẹ cần làm là chọn loại sắt tốt, không gây tác dụng phụ.
Sắt có gây táo bón hay không phụ thuộc rất nhiều vào thành phần của thuốc đặc biệt hơn là quy trình sản xuất được áp dụng để tạo nên viên thuốc. Mẹ bầu nên chọn loại dung dịch sắt uống uy tín không ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.
Bên cạnh đấy, để giảm táo bón thai kỳ mẹ cần để ý những việc dưới đây:
- Uống nước đầy đủ. Tùy từng thể trạng, mẹ nên cung cấp đủ 1,5 – 2 lít nước/ngày.
- Chế độ ăn uống lành mạnh tích cực ăn rau xanh, trái cây, các thực phẩm cung cấp chất xơ cho cơ thể và đồng thời dùng các thực phẩm hỗ trợ tiêu hóa như khoai lang chuối cà rốt …
- Tập các động tác thể dục nhẹ nhàng, hợp với thể trạng, không được lười vận động.
- Mẹ trẻ qua đời sau khi chi 70 triệu đi đẻ: Biến chứng nguy... (Thứ Ba, 08:30:02 12/01/2021)
- Biến chứng bệnh sùi mào gà khi mang thai (Thứ năm, 09:36:08 24/09/2020)
- Bài thuốc trị chứng động thai (Thứ Ba, 14:32:01 22/09/2020)
- U50 vẫn cố mang bầu, vừa nhìn mặt con ra đời tình trẻ liền... (Thứ Hai, 11:05:06 27/07/2020)
- BSCKII Vũ Thị Lừu: Phụ nữ chuẩn bị có bầu nên đi khám nha... (Thứ tư, 14:50:09 20/02/2019)
- Mẹ dùng nhiều điện thoại di động, trẻ dễ tăng động? (Thứ Hai, 10:25:09 18/02/2019)
- Liệt kê những điều mẹ bầu cần chú ý khi mang song thai (Thứ Ba, 15:50:00 12/02/2019)
- Bạn nên biết: Ốm nghén là dấu hiệu tốt cho cả mẹ và... (Thứ sáu, 11:26:09 18/01/2019)
- Những điều bà bầu cần biết về việc có nên đi chơi xa hay... (Thứ bảy, 11:20:04 12/01/2019)
- Thai phụ không được dùng berberin, nguyên nhân vì sao? (Thứ tư, 17:05:06 09/01/2019)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:04 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:04 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:00 12/02/2023