Sửa - Viêm bàng quang khi mang thai - Triệu chứng, nguyên nhân và điều trị bệnh

Viêm bàng qang khi mang thai là sao?

Viêm bàng quang dễ tấn công đối tượng là phụ nữ mang thai Nguyên nhân chủ yếu là do vi khuẩn gây nên như E.coli, Proteus mirabilis… 

Viêm bàng quang khi mang thai do thay đổi progesterone

Viêm bàng quang khi mang thai do thay đổi progesterone

Nguyên nhân viêm bàng quang khi mang thai

Do sự thay đổi hormon trong cơ thể – progesterone tử cung lớn khiến bàng quang bị chèn ép dẫn đến tình trạng ứ đọng nước tiểu vệ sinh cá nhân không tốt, mặc quần áo quá chật chội, nhịn tiểu… Đường tiểu của phụ nữ thường mềm hơn và giãn nở hơn trong thời kỳ mang thai nên dễ dàng bị vi khuẩn xâm nhập.

Một số loại vi khuẩn gây bệnh như vi khuẩn đường ruột gây viêm bàng quang là E.coli sau đó là Proteus mirabilis, Kelbsiela pneumoniae, Enterobacter, Citrobacter, Serrater… Các vi khuẩn này thường từ vùng hậu môn, âm đạo qua niệu đạo xâm nhập vào bàng quang gây viêm bàng quang.

Một số bệnh như sỏi thận sỏi niệu quản sỏi bàng quang tiểu đường chứng bại liệtcác bệnh về thần kinh…làm tăng nguy cơ viêm nhiễm do đọng nước tiểu ở bàng quang. Táo bón cũng làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn hơn.

Triệu chứng thường gặp

- Buồn tiểu, són tiểu

- Đi tiểu nhiều lần nhưng chỉ được vài giọt

- Nước tiểu bị đục, có mùi khai, lắng cặn, có kèm dịch mủ hoặc máu

- Vùng thắt lưng bị đau buốt trong và sau khi tiểu tiện đau rát khi đi tiểu

- Xương mu đau, căng tức bụng dưới

- Buồn nôn nhức đầu mệt mỏi đôi lúc sốt cao

Điều trị chứng viêm bàng quang khi mang thai

Đối với phụ nữ bị viêm bàng quang khi có thai hoặc có test dương tính với vi khuẩn đường niệu ngay lần khám thai đầu tiên thì cũng cần điều trị bằng kháng sinh 7 – 10 ngày (những loại kháng sinh có thể dùng khi có thai).

Sau khi điều trị thì làm xét nghiệm nước tiểu lại để xem đã hết vi khuẩn đường niệu (test âm tính) hay chưa. Nếu vẫn còn vi khuẩn đường niệu thì cần tiếp tục điều trị để phòng ngừa tái phát cho tới khi sinh.

Đồng thời cần kiêng quan hệ tình dục khi bị bệnh và trong thời gian chữa bệnh. Nếu không sẽ khiến tình trạng nhiễm khuẩn trở nên tồi tệ hơn.

Mẹ cần uống đủ nước trong thời gian mang thai

Mẹ cần uống đủ nước trong thời gian mang thai

Phòng bệnh viêm bàng quang ở bà bầu

Uống đủ nước mỗi ngày (1,5-2 lít/ngày) để giúp cơ thể bài tiết tốt tránh nước tiểu ứ đọng ở bàng quang có thể hạn chế được viêm nhiễm

Đi tiểu khi có nhu cầu, tiểu hết nước và không nên nhịn tiểu lâu vì nhịn tiểu lâu gây ứ đọng nước ở bàng quang

Vệ sinh vùng hậu môn và sinh dục sạch sẽ sau khi đại tiểu tiện và sau khi quan hệ tình dục giúp loại bỏ những vi khuẩn có hại đang trú ngụ ở ngay niệu đạo đặc biệt là phụ nữ có thai.

Tránh gây ẩm ướt hoặc làm nhiệt độ cơ thể tăng, mặc quần áo thoải mái để dễ thoát mồ hôi

Phụ nữ có thai cần tầm soát nhiễm khuẩn tiết niệu bằng xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu.

Nếu mắc các bệnh về đường sinh dục, niệu đạo cần đến các cơ sở y tế chuyên khoa tiết niệu để khám và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật