Đây là một hiện tượng thường thấy ở trẻ em các cha mẹ cần chú ý
Câu hỏi: Cháu chào bác sĩ bác sĩ cho cháu hỏi bé nhà cháu được 1 tháng 10 ngày bé ăn sữa mẹ hoàn toàn nhưng gần một tuần bé không đi ị được cháu có dùng mật ong thụt vào hâụ môn cho bé thì sau đó bé ị được và phân lỏng sệt từ hôm đó đến giờ bé lại không ị được mà bé vẫn đi tiểu bình thường đến giờ đã 5/6ngày rồi bé vẫn chưa ị chút nào bác sĩ cho cháu hỏi bé nhà cháu như vậy thì có sao không và chaú có nên thụt hậu môn cho bé nữa không ạ mong bác sĩ tư vấn giúp cháu.
Trả lời:
BS. Nguyễn Thị Hòa - Bác sĩ đa khoa - Bệnh viện đa khoa Đống Đa, cho biết:
Tùy theo từng nguyên nhân táo bón ở trẻ mà áp dụng cách điều trị khác nhau, nhưng điều chỉnh lại chế độ ăn vẫn là quan trọng nhất:
Mẹ cho bé uống nhiều nước: trẻ dưới 6 tháng bú mẹ hoàn toàn không cần uống nước nhưng nếu bé bị táo bón thì vẫn cho uống 100 – 200 ml nước/ngày. Trẻ bắt đầu ăn dặm từ 6 – 12 tháng uống 200 – 300 ml nước/ngày. Trẻ 1 – 3 tuổi uống 500 – 600 ml nước/ngày. Trẻ 3 – 5 tuổi uống 1000 ml nước/ngày. Trẻ lớn hơn 10 tuổi uống bằng người lớn: 1500 – 2000 ml nước/ngày.
Trong trường hợp bé bú mẹ hoàn toàn thì mẹ cần điều chỉnh chế độ ăn uống của mẹ kịp thời để có thể cắt cơn táo cho bé nhanh nhất có thể.
Mẹ chọn các loại rau quả có tính chất nhận tràng: rau khoai lang mồng tơi, củ khoai lang đu đủ chuối tiêu cam bưởi. Nên tập cho trẻ thói quen ăn nhiều rau xanh và quả chín từ nhỏ.
Nếu trẻ lớn thì mẹ không nên ăn các loại hoa quả có vị chát: Ổi hồng xiêm bánh kẹo, nước uống có gas, cà phê… thì mới có thể chấm dứt được tình trạng táo.
Mẹ chọn cho bé loại sữa không gây táo bón: Có bổ sung thêm chất xơ pha sữa với nước cháo loãng hoặc nước bột khoai lang nghiền (nếu bé được nuôi bằng sữa ngoài). Đồng thời khi bé bị táo bón mẹ cũng nên pha sữa loãng hơn bình thường.
Ngoài ra mẹ nên xoa bóp để kích thích nhu động cho bé. Mẹ có thể sử dụng thuốc nhuận tràng men vi sinh hoặc vitamin C theo chỉ dẫn của bác sỹ. Mẹ cũng nhanh chóng điều trị các bệnh như còi xương suy dinh dưỡng hoặc thiếu máu
Nếu trên 3 ngày sau khi đã dùng mọi cách trên mà bé vẫn không đi ngoài được, thì thụt tháo sẽ là biện pháp cuối cùng. Bạn có thể dùng nước muối sinh lý hoặc nước ấm pha mật ong tỷ lệ 5%. Đối với trẻ nhỏ hơn 1 tuổi mỗi lần thụt 100 ml, trẻ lớn hơn 1 tuổi thụt 200 ml.
Tuy nhiên nếu tình trạng táo bón tái diễn bạn nên đưa bé đến bác sỹ Nhi để thăm khám tìm nguyên nhân và nghe tư vấn điều trị.
Chúc bạn nuôi con khỏe!
- Học người Nhật cách phòng chống đột quỵ trong ngày hè nắng... (Thứ sáu, 09:29:09 14/05/2021)
- Người phụ nữ đột quỵ trong khi ngủ vì quên uống thuốc: Có... (Thứ Ba, 21:09:07 16/02/2021)
- Ung thư gan rất thích 4 kiểu người này, nên điều chỉnh ngay... (Thứ bảy, 12:30:02 14/11/2020)
- Buồn nôn 3 lần liên tục và 3 dấu hiệu hay bị phớt lờ của... (Thứ năm, 16:15:02 05/11/2020)
- Bài tập đứng cho bệnh nhân liệt sau đột quỵ (Thứ Ba, 11:30:03 06/10/2020)
- Dấu hiệu cảnh báo sớm bệnh ung thư phổi (Thứ sáu, 14:32:01 02/10/2020)
- 'Thấp khí' có thể khiến chị em suy kiệt về sức khoẻ... (Thứ tư, 17:30:01 23/09/2020)
- Day bấm huyệt phục hồi di chứng tai biến mạch máu não (Thứ Ba, 08:30:08 22/09/2020)
- 5 căn bệnh dễ mắc vào mùa thu (Thứ Hai, 10:30:07 21/09/2020)
- Xuất hiện quầng thâm ở mắt đừng chủ quan, rất có thể bạn... (Thứ sáu, 16:20:06 04/09/2020)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:06 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:07 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:06 12/02/2023