Đổi mới cách thức điều trị bỏng không phải ai cũng biết

Đối với các trường hợp bỏng nặng, việc nâng đỡ cơ thể để tạo ra sức chống đỡ với bệnh tật là rất quan trọng. Viện Bỏng Quốc gia đã cứu chữa thành công nhiều trường hợp bỏng sâu diện rộng đến 80% diện tích cơ thể, bỏng hô hấp... khi được áp dụng phương pháp nuôi dưỡng sớm đường ruột nhằm hỗ trợ điều trị. Phương pháp này được thực hiện thành công không chỉ người bệnh được hưởng lợi mà nó còn làm thay đổi quan niệm trong điều trị bệnh nhân bỏng, sức khỏe suy kiệt, tăng khả năng cứu sống và giảm tỷ lệ các biến chứng.

Giảm biến chứng và rút ngắn thời gian điều trị

TS.BS. Nguyễn Như Lâm, Trưởng Khoa Hồi sức cấp cứu - Viện Bỏng Quốc gia cho biết, trước đây, nuôi dưỡng đường ruột không được chỉ định trong 3 ngày đầu, thậm chí tới 1 tuần sau bỏng do lo ngại hiện tượng trướng bụng, nôn, trào ngược liên quan đến hiện tượng bất dung nạp của đường tiêu hóa sau bỏng.

Bên cạnh đó, việc coi trọng quá mức về vai trò của nuôi dưỡng hoàn toàn đường tĩnh mạch như là “ruột thứ hai của cơ thể” cũng dẫn tới bỏ quên việc nuôi dưỡng đường ruột. Điều này dẫn đến bỏ trống đường ruột, từ đó gây nên các rối loạn trên hệ thống tiêu hóa niêm mạc ruột, một hệ thống có nhu cầu tiêu thụ năng lượng và chuyển hóa cao. Không được nuôi dưỡng, thiếu cung cấp máu ruột sẽ bị hoại tử tạo điều kiện cho các độc tốvi khuẩn từ trong lòng ruột (ước tính khoảng 1012vi khuẩn/g phân) qua hàng rào máu - ruột vào hệ thống tuần hoàn chung vào các nội tạng gây nhiễm khuẩn huyết viêm phổi… Hiện tượng này gọi là “thẩm lậu vi khuẩn” và hậu quả cuối cùng là suy đa tạng và tử vong Các nghiên cứu đã cho thấy, sau bỏng, sau chấn thương, phẫu thuật, nhu động và hoạt động hấp thu của ruột non vẫn còn là cơ sở của việc nuôi dưỡng đường ruột và thực tế đã chứng minh vai trò của nuôi dưỡng sớm đường ruột trên lâm sàng. Các hướng dẫn hiện nay của Hội dinh dưỡng lâm sàng Hoa Kỳ, châu Âu, châu Á đều nhấn mạnh đến việc nuôi dưỡng sớm đường ruột ngay khi có thể. Nuôi dưỡng sớm đường ruột trên bệnh nhân bỏng đã chứng minh có tác dụng tăng cường dòng máu tới ruột, cung cấp năng lượng và các chất dinh dưỡng trực tiếp cho các tế bào niêm mạc ruột, tăng cường các đáp ứng miễn dịch tế bào và miễn dịch dịch thể, giảm các biến chứng nhiễm khuẩn máu viêm phổi suy đa tạng và tử vong, rút ngắn thời gian và chi phí điều trị.

Người bệnh được nuôi dưỡng sớm như thế nào?

Nuôi dưỡng sớm đường ruột hiện nay được khuyến cáo cho tất cả các bệnh nhân bỏng ngay khi có thể sau khi vào viện. Nên kết hợp hai phương thức nuôi dưỡng (nuôi dưỡng qua đường tĩnh mạch và nuôi dưỡng qua đường ruột) để có thể tiết kiệm chi phí điều trị đồng thời đảm bảo cung cấp đủ nhu cầu năng lượng, đảm bảo chức năng sinh lý của hệ tiêu hóa Đối với phương thức nuôi dưỡng sớm đường ruột, bệnh nhân bỏng nặng nên được nuôi dưỡng qua sonde dạ dày nếu có điều kiện nên đặt sonde qua môn vị. Sử dụng các dung dịch nuôi dưỡng cao năng lượng pha theo chỉ dẫn của nhà sản xuất. Dung dịch nuôi dưỡng được truyền nhỏ giọt qua sonde với tốc độ khởi đầu chậm 10ml/giờ ở trẻ em 50ml/giờ ở người lớn, tăng dần tốc độ nuôi dưỡng theo khả năng dung nạp của bệnh nhân. Nếu có điều kiện nên dùng máy nuôi dưỡng (nutrition pump) để kiểm soát tốc độ nuôi dưỡng. Các nguy cơ có thể gặp bao gồm trào ngược tiêu chảy nôn, bụng trướng.

Tuy nhiên có thể giảm thiểu các nguy cơ này bằng cách nâng cao đầu giường bệnh nhân lên 30 - 45 độ, chọn phương thức nhỏ giọt liên tục dung dịch nuôi dưỡng qua sonde hơn là bơm từng đợt số lượng lớn dung dịch nuôi dưỡng, đặt sonde qua môn vị, kiểm tra dịch tồn dư của dạ dày bằng cách hút dịch dạ dày qua sonde nếu thể tích dịch tồn dư này sau 2 giờ nuôi dưỡng gấp đôi tổng lượng dung dịch nuôi dưỡng đưa qua sonde thì nên giảm tốc độ nuôi dưỡng 1 - 2 giờ, sau đó kiểm tra lại và tiến hành nuôi dưỡng tiếp. Có nhiều nguyên nhân gây tiêu chảy khi nuôi dưỡng đường ruột sớm, trong đó có tốc độ nuôi dưỡng quá nhanh, dung dịch nuôi dưỡng bị ô nhiễm, sử dụng kháng sinh dài ngày, nồng độ albumin huyết tương quá thấp… Cần kiểm tra và xử lý các yếu tố nguy cơ này trước và trong khi nuôi dưỡng, các dung dịch nuôi dưỡng sau khi pha nên dùng hết trong vòng 4 giờ nếu để ở nhiệt độ phòng, đồng thời phải đảm bảo vệ sinh trong quá trình nuôi dưỡng: tay nhân viên y tế, dung dịch pha, túi nuôi dưỡng…

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật