Hạ đường huyết trẻ em - triệu chứng và cách chăm sóc trẻ

Mỗi tế bào trong cơ thể cần được cung cấp đường (hoặc glucose) để hoạt động tốt. Sau khi chúng ta ăn hoặc sau khi bé được bú, lượng đường trong máu sẽ tăng lên tự nhiên. Theo thời gian, lượng đường huyết này sẽ bắt đầu giảm xuống. Đường huyết giúp cân bằng các hormone trong cơ thể, đặc biệt là insulin Khi mọi thứ hoạt động nhịp nhàng, lượng đường trong máu rất ổn định. Nhưng khi mất cân bằng, bệnh hạ đường huyết trẻ em có thể xảy ra.

Hạ đường huyết trẻ em

Các triệu chứng của bệnh thường kết hợp với các rối loạn chức năng khác như trẻ cảm thấy đói cồn cào, co thắt dạ dày đi không vững, ngủ không yên giấc... Ở những trẻ nhỏ hơn thì thường xuyên quấy khóc, vật vã, hoặc lờ đờ ngủ gật. Đây là các triệu chứng sớm của rối loạn chức năng não.



Trường hợp trẻ bị bệnh nặng hơn, trẻ sẽ xuất hiện những rối loạn về thần kinh như kích thích, run, co cứng, cứng hàm, tăng trương lực tiểu không tự chủ rối loạn lời nói nói ngọng rối loạn thị giác nhìn đôi, lác hoặc các rối loạn về tinh thần như vật vã lú lẫn thoáng qua... Đôi lúc hạ đường huyết trẻ em có thể lâm vào trạng thái thần kinh thực vật như rối loạn vận mạch da xanh tái, giãn mạch, vã mồ hôi tim đập nhanh...; rối loạn nhịp thở giãn đồng tử Các triệu chứng về tiêu hóa như đau bụng nôn, đói cồn cào vẫn tiếp tục làm trẻ vật vã khó chịu. Nếu bị hạ đường huyết nặng cũng gây ra các phản ứng giao cảm ở trẻ như đánh trống ngực lo lắng bồn chồn, run rẩy, toát mồ hôi

Dấu hiệu hạ đường huyết trẻ em thường dễ bị nhầm lẫn

Dấu hiệu hạ đường huyết trẻ em thường dễ bị nhầm lẫn

Trường hợp trẻ bị hạ đường huyết rất nặng thì xuất hiện các triệu chứng đột ngột như: ngất xỉu mất tri giác, trẻ lờ đờ, thở nhanh, nông, hoặc ngừng thở. Kèm theo hiện tượng thở nhanh, ngừng thở, trẻ có thể bị tím tái, co cứng đầu ngón tay, ngón chân do thiếu ôxy. Khi đó hệ thống động mạch mao mạch của trẻ cũng không ổn định khiến mạch đập nhanh, nhỏ và yếu.

Hạ đường huyết trẻ em nặng còn có thể xuất hiện các triệu chứng như co giật run khu trú hay toàn bộ co giật toàn thân, cơn co thắt, co cứng, vã mồ hôi Các triệu chứng nặng nhất của hạ đường huyết đến sau cơn co giật hoặc đến đột ngột, có thể nhẹ hoặc nặng như mất phản xạ, giảm trương lực cơ rối loạn hô hấp rối loạn nhịp timhuyết áp

Cách chăm sóc trẻ bị hạ đường huyết

Bệnh hạ đường huyết là bệnh nguy hiểm, cần phải cấp cứu hạ đường huyết không thể trì hoãn, cần tiến hành ở bất cứ đâu, bất cứ cơ sở nào, không phân tuyến điều trị.

Việc chữa trị hạ đường huyết trẻ em cần đặc biệt tuân thủ các nguyên tắc là lập tức điều trị nâng cao độ đường trong máu, điều trị tình trạng cơ bản gây ra hạ đường huyết và điều trị. Triệu chứng hạ đường huyết ban đầu thường có thể được điều trị bằng đường tiêu thụ, chẳng hạn như ăn kẹo, uống nước ép trái cây hoặc dùng thuốc đường để nâng cao độ đường trong máu.

Tùy thuộc vào các biểu hiện phát bệnh và độ tuổi mà chọn biện pháp điều trị hợp lý. Trường hợp trẻ em có tình trạng thần kinh hư biến nhanh chóng, co giật hôn mê cần tiêm ngay TM 0,5-3g glucose dưới dạng dung dịch glucose 30% (2-10 ml, tuỳ theo tuổi nhỏ hay lớn).

Theo dõi biểu hiện để lựa chọn cách điều trị phù hợp

Theo dõi biểu hiện để lựa chọn cách điều trị phù hợp

Tiếp theo là cần truyền tĩnh mạch dung dịch đường 10% theo lứa tuổi, 4mg/kg/phút hay 0,25g/kg/giờ (2,5ml/kg/giờ) đối với trẻ sơ sinh và 0,5g/giờ hay 5ml/kg/giờ với trẻ ngoài sơ sinh Đồng thời cần tiêm glucagon với liều từ 0,25-1 mg tùy theo độ tuổi của trẻ.

Lưu ý với trẻ đang trong tình trạng tiểu đường cần tiêm đường ưu trương liều để cứu sống trẻ để không khiến trẻ rơi vào tình trạng hôn mê. Ngoài ra chế độ ăn cũng cần đầy đủ năng lượng và dưỡng chất cho tất cả các hoạt động trong ngày của trẻ.

Hy vọng với thông tin về hạ đường huyết trẻ em các cha mẹ sẽ có cách chăm sóc cho bé yêu nhà mình một cách hiệu quả mỗi ngày.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật