Khi bị dị cảm họng cần phải có biện pháp xử trí thế nào?

Xã hội ngày càng phát triển thì những bệnh liên quan tới các yếu tố xã hội lại ngày càng phức tạp do tốc độ làm việc chóng mặt, cường độ làm việc căng thẳng, các stress trong cuộc sống tại cơ quan, gia đình... càng gia tăng các loại bệnh cơ năng. Đây là những bệnh không có tổn thương thực thể tại các cơ quan mà người bệnh phàn nàn rằng mình đang bị bệnh và "dị cảm họng" là một trong những loại bệnh lý này.

Dị cảm họng là gì?

Dị cảm họng được nghiên cứu từ những thập kỷ thứ 10 khi rất nhiều bệnh nhân đến khám tai mũi họng vì có những cảm giác bất thường tại vùng họng như vướng họng cảm giác có gì mắc trong họng như xương tăm vỏ trứng xuất hiện ngay sau khi ăn những thức ăn có chứa những vật mà bệnh nhân cảm giác như bị mắc nuốt nghẹn như có khối u (xuất hiện khi nuốt nước bọt trong khi ăn và uống vẫn bình thường)...

Sau khi thăm khám lâm sàng người thầy thuốc không thể phát hiện ra bất kỳ tổn thương nào tại vùng họng Những người bệnh có biểu hiện như thế được chẩn đoán là dị cảm họng Cảm giác vướng tăng lên những lúc họ mất ngủ hoặc làm việc quá sức, sau đó lại giảm dần khi người bệnh được nghỉ ngơi mà chưa cần uống bất kỳ loại thuốc nào.

Dị cảm họng xuất hiện ngay sau khi ăn những thức ăn có chứa những vật mà bệnh nhân cảm giác như bị mắc, nuốt nghẹn như có khối u

Dị cảm họng xuất hiện ngay sau khi ăn những thức ăn có chứa những vật mà bệnh nhân cảm giác như bị mắc, nuốt nghẹn như có khối u

Khi khám trên những bệnh nhân này thấy: Thể trạng bệnh nhân hoàn toàn bình thường nhưng nét mặt trông rất lo âu tay lúc nào cũng sờ, ấn lên trên vùng cổ, ngay trên hõm ức và thường xuyên khạc nhổ với hy vọng khạc ra được thứ làm vướng họng của mình; Khám họng sẽ thấy hình ảnh họng hoàn toàn bình thường hoặc bị viêm họng mạn tính với các tổn thương khác nhau tùy theo thể bệnh của những bệnh lý họng thông thường mà không liên quan tới triệu chứng mà người bệnh cảm nhận thấy:

Viêm họng mạn tính long tiết: Niêm mạc họng đỏ, ướt, có những hạt ở thành sau họng. Dịch nhầy chảy dọc theo thành sau họng.

Viêm họng quá phát: Niêm mạc họng dày và đỏ. Có khi các cơ họng cũng quá phát. Bên cạnh mỗi trụ sau có một cái nẹp giả do niêm mạc bị quá phát. Bệnh nhân rất hay buồn nôn và có nhiều phản xạ họng. Thành sau họng có những mảng quá sản dày, bóng và đỏ. Màn hầu và lưỡi gà dày, eo họng bị hẹp. Mép sau của thanh quản cũng bị dày, đỏ.

Viêm họng teo: Sau giai đoạn viêm quá phát sẽ chuyển sang thể teo. Các tuyến nhầy và nang tổ chức tân xơ hóa. Hai trụ giả phía sau hai amidal mất đi. Các hạt ở thành sau họng cũng biến mất. Màn hầu và lưỡi gà mỏng đi. Niêm mạc họng trở nên nhẵn, mỏng, trắng và có mạch máu nhỏ. Eo họng doãng rộng, ít tiết nhầy và họng trở nên khô.

Với những tổn thương họng như thế này, người bệnh thường cảm giác khô họng cay họng, ngứa họng, hay kèm theo ho khankhàn tiếng chứ không cảm giác vướng họng.

Người ta cũng có thể sử dụng một số phương pháp cận lâm sàng như chụp X-quang họng thực quản có cản quang, soi hoạt nghiệm thanh quản để xác định rối loạn chức năng của niêm mạc, cơ vòng thực quản vùng họng thực quản và kết quả trong những trường hợp như thế này tất cả đều chỉ ra rằng không có một tổn thương thực thể nào gây ra những cảm giác cụ thể đó cho bệnh nhân.

Cần phải làm gì?

Nguyên tắc chính là giải quyết tâm lý cho người bệnh bằng cách thuyết phục họ đi thăm khám bệnh, hiện tại, với phương tiện nội soi tai mũi họng, thầy thuốc có thể trực tiếp cho bệnh nhân quan sát vùng họng mình qua màn hình để chỉ cho bệnh nhân vùng họng mà mình đang cảm giác vướng như thế nào.

Bệnh nhân có thể cùng với thầy thuốc tự khẳng định là mình không có bệnh, thậm chí một số trường hợp thầy thuốc quyết định soi trực tiếp họng bệnh nhân (phải giải thích cho người nhà trước khi soi) rồi đưa cho họ một vật gì đó như tăm, xương thật... và nói là lấy ra từ họng họ rồi, ngay lập tức bệnh nhân sẽ hết nuốt vướng, vui vẻ ra về...

Khi có biểu hiện viêm họng, cần đi khám để được điều trị

Khi có biểu hiện viêm họng, cần đi khám để được điều trị

Sử dụng thuốc an thần cho từng trường hợp cụ thể với liều cho phép mà không ảnh hưởng tới sinh hoạt cũng như công việc cho người bệnh.

Tâm lý liệu pháp là biện pháp chính được sử dụng trong những trường hợp này. Các thầy thuốc tai mũi họng thường phối hợp với các bác sĩ tâm thần để giải quyết tình trạng này cho bệnh nhân.

Tuy nhiên, vấn đề cơ bản là phải làm sao khiến người bệnh phối hợp với thầy thuốc tai mũi họng để đến khám bác sĩ tâm thần; Khuyên người bệnh có chế độ làm việc, nghỉ ngơi và sinh hoạt hợp lý.   

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật