Mắc đái tháo đường ảnh hưởng tới răng miệng, bạn cần lưu ý để phòng tránh

Người bị đái tháo đường có nguy cơ gặp các vấn đề sức khỏe răng miệng cao hơn, do dễ bị nhiễm khuẩn và giảm khả năng đề kháng vi khuẩn tấn công vào nướu.

Nhiều người ngạc nhiên khi biết về các biến chứng phức tạp gắn liền với bệnh này. Nghiên cứu chỉ ra có sự gia tăng đáng kể bệnh về nướu/lợi ở những người bị bệnh đái tháo đường Hơn thế bệnh nha chu nặng được đưa vào danh sách những biến chứng đi kèm với bệnh đái tháo đường như đau tim đột quỵ và bệnh về thận

Sự tác động qua lại hai chiều

Những nghiên cứu gần đây cho thấy mối liên hệ giữa bệnh nha chu nặng và đái tháo đường có tính hai chiều. Không chỉ người bị đái tháo đường dễ bị mắc bệnh nha chu nặng, ngược lại cũng tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng đến kiểm soát đường huyết và làm bệnh đái tháo đường tiến triển nặng hơn .

Người bị đái tháo đường có nguy cơ gặp các vấn đề sức khỏe răng miệng cao hơn như viêm nướu/lợi (giai đoạn đầu của bệnh nha chu), viêm nha chu (bệnh viêm nướu/lợi nặng). Bởi, họ dễ bị nhiễm khuẩn và giảm khả năng đề kháng vi khuẩn tấn công vào nướu.

Sức khỏe răng miệng tốt cần thiết cho sức khỏe toàn thân. Vì vậy, hãy chải răng, dùng chỉ tơ nha khoa đúng cách và đến nha sĩ khám răng định kỳ.

Nếu đường huyết không được kiểm soát tốt, bạn có nguy cơ phát triển bệnh viêm nướu/lợi nặng và nguy cơ mất răng cao hơn những người không bị đái tháo đường. Tương tự như các trường hợp nhiễm khuẩn, bệnh viêm nướu/lợi nặng có thể là nguyên nhân làm tăng đường huyết và làm cho bệnh đái tháo đường trở nên khó kiểm soát hơn.

Những vấn đề răng miệng khác đi kèm với đái tháo đường bao gồm nấm miệng khô miệng Đây có thể là nguyên nhân dẫn đến đau loét nhiễm trùngsâu răng

Cách tránh những vấn đề răng miệng liên quan đến đái tháo đường?

Bạn cần kiểm soát mức đường huyết thực hiện chăm sóc răng và nướu/lợi, cùng với kiểm ra răng miệng định kỳ 6 tháng/lần. Để kiểm soát viêm nhiễm nấm miệng hãy duy trì tốt sự kiểm soát đái tháo đường, tránh hút thuốc và tháo rửa răng giả (nếu có) mỗi ngày kiểm soát đường huyết tốt còn giúp ngăn ngừa hoặc làm giảm bớt khô miệng gây bởi đái tháo đường.

Hãy thông báo cho nha sĩ biết bất cứ sự thay đổi nào trong tình trạng bệnh và các loại thuốc bạn đang uống. Bất cứ điều trị nha khoa nào không khẩn cấp phải hoãn lại nếu đường huyết của bạn không được kiểm soát tốt. 

Bệnh tiểu đường nặng là một trong những lý do bác sĩ sẽ cân nhắc, thậm chí từ chối phẫu thuật, đặc biệt đại phẫu có gây mê. Tiểu đường thường dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiếm đến tính mạng, sau phẫu thuật vết thương khó lành, nhiễm trùng.

Đối tượng cần đi kiểm tra nguy cơ tiểu đường sớm

Nếu bạn có BMI > 25 kg/m2 kèm với một trong các yếu tố sau :

- Ít hoạt động thể lực

- Bố mẹ ruột, anh chị em ruột, hoặc con bị tiểu đường

- Phụ nữ sinh con trên 4 kg hoặc bị tiểu đường thai kỳ trước đây

- Tăng huyết áp

- Rối loạn mỡ máu

- Phụ nữ bị hội chứng buồng trứng đa nang

- HbA1c >5,7%, rối loạn dung nạp đường huyết sau ăn

- Tiền sử bệnh lý tim mạch

Nếu không có các vấn đề trên, những người trên 45 tuổi nên đi kiểm tra đường huyết.

Nếu đường huyết kiểm tra là bình thường, nên kiểm tra lại sau 3 năm hoặc thường xuyên hơn tùy tình trạng sức khỏe mỗi người.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật