Mùa hè, bệnh viêm đường hô hấp gia tăng, bạn chớ nên chủ quan

Các bệnh viêm đường hô hấp trên tăng đáng kể

Theo BSCK II. Nguyễn Tuyết Mai- Trưởng khoa Khám bệnh- bệnh viện Tai mũi họng Trung ương các bệnh viêm đường hô hấp thường gặp nhiều có lẽ một phần do đường hô hấp trên được kiến tạo để sưởi ấm và làm ẩm không khí, tuy nhiên, môi trường ẩm ướt là điều kiện tương đối thuận lợi cho sự sinh trưởng của virut và vi khuẩn Do vậy, số lượng bệnh nhân đến khám tại bệnh viện cả người lớn và trẻ nhỏ chủ yếu mắc các bệnh viêm mũi cấp viêm họng đỏ viêm V.A cấp và mạn tính viêm xoang viêm amidan cấp và mạn tính và bệnh của thanh quản Mùa hè, thời tiết nóng bức là cơ hội cho các loại virut gây bệnh viêm họng phát triển với những biểu hiện khác nhau. Adenovirus

gây viêm với dấu hiệu điển hình như đau họng đau mắt đỏ, sốt, viêm mũi và lây truyền do các bể bơi bị ô nhiễm. Vi rút Coxsackie lại gây viêm họng mụn nước cấp tính với những nốt phồng rộp nhỏ, mềm, ở trên vòm miệng mềm, lưỡi gà và amidan bị vỡ và để lại những vết loét nông, xám và có các quầng sung huyết. Ngoài ra, còn các loại vi khuẩn gây bệnh như vi khuẩn phế cầu (Streptococcus pneumoniae), liên cầu nhóm A (Streptococus pygenes), xoắn khuẩn Vincent, một số vi khuẩn đường ruột (E.coli, enterobacter, citrobacter), trực khuẩn mủ xanh và tụ cầu vàng Cơ hội cho các virut, vi khuẩn này phát triển là do thay đổi thời tiết, uống nước đá ăn kem lạnh hay nằm trong phòng điều hòa nhiệt độ quá thấp... Những bệnh đường hô hấp trên không nguy hiểm tức thì nhưng ảnh hưởng lớn đến chất lượng sống của người bệnh và có thể gây ra một số biến chứng như nhiễm khuẩn huyết viêm não viêm màng não viêm tai giữa gây thấp tim và viêm thận ở trẻ nhỏ.

Khi nào người bệnh viêm đường hô hấp trên cần đến bệnh viện?

Hiện nay, cùng với sự phát triển của kinh tế gia đình và các phương tiện thông tin đại chúng, kiến thức về chăm sóc sức khỏe của người dân cũng được nâng cao hơn, trong đó trẻ em là đối tượng được chú ý đặc biệt. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến phần lớn bệnh nhân đến khám tại bệnh viện Tai mũi họng Trung ương là trẻ em.

BS. Mai cho biết thêm, có những gia đình mới thấy con lười ăn, khi ăn và sau ăn bị nôn là đã đưa trẻ đi khám. Đây là một việc nên làm vì khi bệnh ở giai đoạn đầu, việc điều trị sẽ có hiệu quả tốt hơn. Bên cạnh đó, cũng có không ít gia đình khi thấy trẻ có bệnh thì tự điều trị ở nhà không khỏi mới đưa đến viện khi bệnh đã ở giai đoạn muộn, có biến chứng viêm tai giữa một bệnh nguy hiểm có thể gây thủng màng nhĩ giảm thính lực và gây biến chứng nội sọ. Do vậy, biện pháp an toàn nhất là khi thấy trẻ có các biểu hiện sốt ho hắt hơi chảy nước mũi nghẹt mũi giọng nói khàn thì cần được khám tỉ mỉ bởi bác sĩ chuyên khoa để được điều trị đúng, tránh để trở thành mạn tính. Đối với bệnh đường hô hấp trên ở người lớn thường gặp là viêm mũi dị ứng do khói, bụi, điếc tiếp âm do sử dụng tai nghe quá lâu với âm lượng lớn và một số biểu hiện khàn tiếng hay nuốt vướng không rõ nguyên nhân cần được phát hiện sớm qua nội soi để có biên pháp điều trị thích hợp.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật