Nên và không nên trong sơ cứu khi bị bỏng phải đặc biệt chú ý

Trong cuộc sống hàng ngày, bỏng là tai nạn dễ gặp phải chỉ cần một sơ suất nhỏ.

Có nhiều cấp độ bỏng khác nhau. Tùy từng mức độ nặng nhẹ phải có cách xử trí kịp thời, tránh được các biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe cũng như tính mạng.

Tác nhân gây bỏng

- Bỏng do nhiệt: thường hay gặp nhất là bỏng do lửa, kim loại nóng chảy, do nước sôi, dầu mỡ sôi, hơi nước nóng,…

- Bỏng do điện.

- Bỏng do hóa chất (axít, các chất kiềm…).

Bỏng được chia làm 3 cấp độ:

Cấp độ 1: Tổn thương lớp ngoài cùng của da, vùng da bị đỏ đau rát, sau một vài hôm sẽ khỏi và thường không để lại sẹo.

Các nạn nhân bỏng ở Quảng Ninh đang được điều trị

Các nạn nhân bỏng ở Quảng Ninh đang được điều trị 

Cấp độ 2: Xuất hiện những nốt phỏng như bong bóng nước, bên trong mọng nước, cấp độ này được chia làm 2 mức:

- Mức 1: Bỏng với diện tích nhỏ chỉ là những bong bóng nước nếu điều trị đúng cách sẽ không bị nhiễm trùng và không để lại sẹo.

- Mức 2: Bỏng nặng hơn, dễ có biến chứng như: bệnh nhân bị choáng, nhiễm trùng máu, nếu nhiễm trùng kéo dài sẽ dẫn đến suy nhược toàn thân, để lại sẹo.

Cấp độ 3: Vết bỏng ăn sâu vào trong, có thể gây nguy hiểm đến tính mạng, nhất thiết phải đưa đi cấp cứu kịp thời.

Nên làm gì khi bị bỏng?

Bỏng dù ở mức độ nào cũng nên có những thao tác sơ cứu ban đầu.

Với những trường hợp do nước sôi, lửa: khi bị bỏng, không nên cởi bỏ quần áo vì có thể dẫn tới lột da vùng bị bỏng. Phải ngâm ngay phần cơ thể bị bỏng vào nước lạnh sạch (tuyệt đối không được dùng nước đá) trong thời gian từ 15 - 20 phút.

Điều này giúp làm giảm nhiệt độ bề mặt của da, giảm độ sâu của vết bỏng và làm sạch các hóa chất dính trên vết bỏng. Nó còn giúp giảm đau giảm nguy cơ gây sốc cho bệnh nhân. Sau đó băng vết bỏng bằng gạc vô trùng hoặc vải sạch không có lông tơ, rồi đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất.

Ngay sau khi bị bỏng, cần rửa ngay vết thương bằng nước sạch

Ngay sau khi bị bỏng, cần rửa ngay vết thương bằng nước sạch

Với những vết bỏng nhỏ như bỏng bô xe máy hay bỏng nước sôi ở mức độ nhẹ… thì sau khi ngâm nước (hoặc dội nước nhiều lần) có thể dùng thuốc mỡ đặc trị phỏng bôi phủ lên vết thương. Tuy nhiên, tốt nhất sau khi sơ cứu nên đưa nạn nhân đến cơ sở y tế để đảm bảo an toàn.

Sơ cứu các trường hợp bỏng đặc biệt

Bỏng do điện giật

Điện giật có thể gây bỏng rất sâu. Khi nạn nhân bị bỏng điện, ngay lập tức ngắt và tách nạn nhân nguồn điện. Một số bệnh nhân bị bỏng điện tim có thể bị ngừng đập. Do vậy phải tiến hành sơ cứu tại chỗ, ấn ngực hô hấp nhân tạo cho đến khi tim đập lại mới đưa đi cấp cứu.

Bỏng do hóa chất

Một số loại hóa chất như axít kiềm mạnh có thể gây bỏng nặng và rất đau đớn. Khi bị bỏng hóa chất, cần rửa ngay, liên tục bằng nước, nếu không vùng bỏng sẽ bị hoại tử hoàn toàn.

Nếu bỏng do axít thì nên rửa vết thương bằng nước có pha bicarbonat. Nếu bỏng do kiềm thì rửa bằng nước có pha giấm hoặc chanh. Nhưng nếu bỏng mắt do hóa chất chỉ được rửa bằng nước bình thường, ngâm mắt trong nước khoảng 20 phút cho sạch hóa chất, sau đó dùng vải mỏng băng mắt lại và đưa đi cấp cứu.

Sau đó phải đưa nạn nhân đến bệnh viện để kiểm tra

Sau đó phải đưa nạn nhân đến bệnh viện để kiểm tra

Phòng chống sốc khi bỏng

Do mất nước qua vết bỏng, rối loạn vi tuần hoàn (giảm lượng máu lưu thông) nên bệnh nhân bỏng rất dễ bị sốc nặng. Cần đặt nạn nhân ở tư thế nằm yên tĩnh, động viên, an ủi họ.

Khi nạn nhân tỉnh táo, bù dịch càng nhanh càng tốt, đơn giản nhất là cho uống nước đặc biệt nên cho uống nước khoáng nước muối…

Và những việc không nên làm

Khi gặp các trường hợp bị bỏng, tuyệt đối không ngâm vết bỏng bằng nước đá đá lạnh Vùng da bị bỏng quá lạnh sẽ khiến thân nhiệt hạ, gây ra hiện tượng co mạch máu co cơ khiến tình trạng bỏng trở nên nặng nề hơn. Đây là sai lầm phổ biến mà nhiều người mắc phải khi sơ cứu người bị bỏng.

Không nên tự ý dùng các thuốc điều trị vết bỏng khi chưa rõ nguồn gốc, chưa xác định được tính chất của vết bỏng nông hay sâu. Không dùng các loại mỡ trăn dầu cá lòng trắng trứng bôi ngay vào vết bỏng. Theo các bác sĩ, việc bôi những chất này rất dễ khiến vết thương bị nhiễm trùng càng nặng hơn, thậm chí có thể gây sốc bỏng.

Vết bỏng phải được giữ sạch sẽ tránh nhiễm trùng

Vết bỏng phải được giữ sạch sẽ tránh nhiễm trùng

Không bôi lòng đỏ trứng gà lên vết bỏng theo các chữa trị dân gian vì nó là môi trường cho vi khuẩn phát triển, khiến vết bỏng nhanh bị nhiễm khuẩn Tuyệt đối không sử dụng các biện pháp sơ cứu bỏng lạc hậu như bôi nước mắm nước tương, củ chuối Cách sơ cứu làm tăng nguy cơ nhiễm trùng vết bỏng, việc điều trị càng khó khăn và nguy hiểm hơn.

Không dùng kem đánh răng bôi vào vết bỏng vì trong kem đánh răng có chất kiềm nhẹ, khi bôi lên vết bỏng sẽ làm tăng đau rát.

Không nên chọc vỡ các bọng nước bỏng, như vậy sẽ làm vết thương nhiễm trùng nặng hơn. Cẩn thận không làm loét các vết bỏng hay bóc bỏ vòm nốt phồng.

Cấp cứu bỏng không rắc rối phức tạp nhưng đòi hỏi phải cấp cứu khẩn trương và linh hoạt. Mức độ tổn thương của bỏng nặng hay nhẹ phụ thuộc vào việc xử lý ban đầu. Nếu xử lý sớm và đúng cách sẽ tránh được nhiều biến chứng nguy hiểm cho nạn nhân. Do vậy, cần trang bị những kiến thức về sơ cứu khi bị bỏng để có cách xử trí hợp lí và kịp thời.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật