Phình động mạch chủ bụng - Tai họa bất ngờ bạn có biết
Bị đau lưng có thể là dấu hiệu của những căn bệnh nguy hiểm nào?
Tiến hành thay động mạch chủ bụng bằng mạch nhân tạo ở tuyến tỉnh
Ai dễ bị phình động mạch chủ bụng?
Những nghiên cứu gần đây cho biết: sở dĩ một người bị phình động mạch chủ bụng là do mảng xơ vữa mạch máu trong đó trên 90% là xơ vữa động mạch dưới chỗ phân nhánh động mạch thận, hoặc chỗ phân nhánh động mạch chủ.
Các nguy cơ gây phình mạch là tăng huyết áp bệnh mạch vành rối loạn lipid máu nhiễm khuẩn chấn thương viêm động mạch hút thuốc có phình động mạch ở vị trí khác như động mạch khoeo, đùi, bệnh có tính di truyền... Bình thường đường kính của động mạch chủ dưới chỗ phân nhánh động mạch thận khoảng 2cm, nên khi thấy đường kính vượt quá 4cm là dấu hiệu phình mạch.
Dấu hiệu nghi ngờ bị phình mạch
Dấu hiệu phình mạch phần lớn được phát hiện tình cờ trên các phương tiện chẩn đoán hình ảnh khi bệnh nhân đi khám một bệnh khác. Số ít trường hợp được chẩn đoán khi đã có biến chứng doạ vỡ như đau, vỡ túi phình, viêm tắc mạch máu...
Những trường hợp phình động mạch chủ bụng không có triệu chứng hầu hết gặp ở nam giới trên 50 tuổi; khám phát hiện mạch nảy ở vùng bụng giữa và dưới hoặc nhờ siêu âm tình cờ phát hiện ra phình mạch. Nếu bệnh nhân gầy, thành bụng mỏng, có thể thấy một khối u đập theo nhịp mạch nằm ở vùng trên rốn, nghe thấy âm thổi. Mạch ngoại biên có dấu hiệu chỉ điểm như phình động mạch khoeo thường đi kèm với phình động mạch chủ bụng.
Nếu phình mạch có triệu chứng gồm các dấu hiệu: đau ở 25- 35% số bệnh nhân, với mức độ từ nhẹ đến nặng; đau vùng quanh rốn đến đoạn thắt lưng; đau có thể liên tục hay từng cơn. Có thể gặp huyết khối ngoại vi, phình mạch nhỏ, hoặc triệu chứng thiếu hụt tuần hoàn ở chi dưới. Tắc mạch chi dưới gây đau, tím, liệt, mất mạch, bắt mạch đùi, khoeo, mu chân sẽ phát hiện tắc mạch chi. Rò động mạch chủ bụng - tĩnh mạch chủ dưới có biểu hiện triệu chứng của suy tim suy thận phù chi dưới, nghe bụng có âm thổi như tiếng xay lúa. Rò động mạch chủ bụng - tá tràng, bệnh nhân nôn và đi tiêu ra máu đỏ. Vỡ mạch: thường có dấu hiệu báo trước là đau bụng hoặc đau lưng tương ứng với vị trí phình mạch; có thể vỡ tự do vào trong xoang phúc mạc hay vỡ sau phúc mạc. Trường hợp vỡ tự do, bệnh nhân bị trụy tim mạch với tỷ lệ tử vong cao. Nếu vỡ sau phúc mạc, bệnh nhân bị đau bụng hay đau lưng dữ dội, da tái nhợt, vã mồ hôi tụt huyết áp Vỡ phình mạch chủ gây tử vong trước khi vào viện 25-50% số bệnh nhân và thêm một số khác tử vong trước khi lên bàn mổ. Vỡ phình mạch chảy máu khu trú ở sau màng bụng có thể gây đau dữ dội vùng bụng, cạnh sườn hoặc lưng. Những bệnh nhân này đòi hỏi phải phẫu thuật cầm máu cấp cứu nhưng tỷ lệ tử vong của các trường hợp phẫu thuật cấp cứu do vỡ phình mạch là khá cao trên 50%.
Các triệu chứng xét nghiệm: siêu âm có giá trị theo dõi kích thước phình mạch ở các bệnh nhân không điều trị phẫu thuật ngay được. Chụp Xquang có thể thấy những vệt calci hoá của phình mạch trong gần 3/4 các trường hợp. Chụp CT có thể định rõ độ rộng của phình mạch và vị trí tổn thương giúp ích cho phẫu thuật.
Xử trí khi phát hiện phình mạch
Trước một bệnh nhân đã phát hiện phình mạch, cần cho dùng thuốc hạ huyết áp và kháng sinh dự phòng... Sau đó phải chuyển bệnh nhân đến ngay bệnh viện để có thể tiến hành phẫu thuật. Phẫu thuật xẻ phình, lấy các mảng xơ vữa, khâu nối ống ghép vào thành động mạch bình thường ngay trên và dưới phình. Phẫu thuật cắt và ghép nối là cách điều trị được lựa chọn cho hầu hết bệnh nhân phình động mạch chủ bụng đoạn dưới. Kích thước của phình mạch liên quan với nguy cơ gây vỡ; nếu bệnh nhân không có triệu chứng, nên phẫu thuật khi đường kính phình mạch là 5 - 6 cm; đối với bệnh nhân có triệu chứng, phẫu thuật được, chỉ định không kể đến kích thước. Nếu kỹ thuật mổ và chăm sóc sau mổ đảm bảo tốt thì nên tiến hành phẫu thuật khi kích thước phình mạch chỉ mới 4cm. Bệnh nhân có triệu chứng của bệnh mạch cảnh và mạch vành có xu hướng nhồi máu cơ tim hoặc tai biến mạch não trong khi theo dõi cắt phình mạch.
Vì vậy cần nối hoặc nong mạch vành trước khi tiến hành phẫu thuật phình mạch. Những bệnh nhân trên 80 tuổi nếu có bệnh phối hợp thì không nên mổ nếu không có chỉ định bắt buộc.
Biến chứng sau mổ
Sau mổ xử lý phình mạch, bệnh nhân có thể bị tổn thương thận không hồi phục nếu tình trạng huyết động vẫn không ổn định. Một số bệnh nhân bị thiếu máu ở kết tràng tận và một hoặc hai chân sau phẫu thuật. Bệnh nhân phình động mạch chủ bụng dễ bị tai biến mạch não và nhồi máu cơ tim trong và sau khi phẫu thuật. Một số bệnh nhân chảy máu đường tiêu hoá, thậm chí nhiều năm sau phẫu thuật động mạch chủ, gợi ý có thể là lỗ dò ở phần lỗ ruột non tạo hình.
- Học người Nhật cách phòng chống đột quỵ trong ngày hè nắng... (Thứ sáu, 09:29:08 14/05/2021)
- Người phụ nữ đột quỵ trong khi ngủ vì quên uống thuốc: Có... (Thứ Ba, 21:09:08 16/02/2021)
- Ung thư gan rất thích 4 kiểu người này, nên điều chỉnh ngay... (Thứ bảy, 12:30:02 14/11/2020)
- Buồn nôn 3 lần liên tục và 3 dấu hiệu hay bị phớt lờ của... (Thứ năm, 16:15:01 05/11/2020)
- Bài tập đứng cho bệnh nhân liệt sau đột quỵ (Thứ Ba, 11:30:01 06/10/2020)
- Dấu hiệu cảnh báo sớm bệnh ung thư phổi (Thứ sáu, 14:32:08 02/10/2020)
- 'Thấp khí' có thể khiến chị em suy kiệt về sức khoẻ... (Thứ tư, 17:30:09 23/09/2020)
- Day bấm huyệt phục hồi di chứng tai biến mạch máu não (Thứ Ba, 08:30:03 22/09/2020)
- 5 căn bệnh dễ mắc vào mùa thu (Thứ Hai, 10:30:04 21/09/2020)
- Xuất hiện quầng thâm ở mắt đừng chủ quan, rất có thể bạn... (Thứ sáu, 16:20:02 04/09/2020)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:08 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:05 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:08 12/02/2023