Trẻ bị chân tay miệng nên bôi thuốc gì để nhanh khỏi? Các mẹ tham khảo thêm nhé!

Trẻ nhỏ và bệnh thường gặp

Trẻ bị chân tay miệng nên bôi thuốc giảm đau hạ nhiệt dành cho riêng cho trẻ và bổ sung nhiều nước.

Trẻ em mắc bệnh chân tay miệng cần kiêng gì để nhanh khỏi?

Ở bẩn con mới bị chân tay miệng?

Trẻ bị chân tay miệng khá nguy hiểm, thậm chí có thể dẫn đến tử vong nếu không được điều trị kịp thời và dùng thuốc đúng loại, đúng cách. Các lưu ý và một số loại thuốc dưới đây sẽ giúp mẹ biết cách chăm sóc trẻ bị tay chân miệng sao cho chuẩn.

1. Nguyên nhân gây bệnh tay, chân, miệng

Bệnh chân tay miệng là một bệnh lý nhiễm trùng do virut gây nên. Những virut gây bệnh chủ yếu là Coxackievirus (nhóm A16) và Enterovirus týp 71 (EV71). Đặc biệt, các trường hợp có biến chứng nặng thường do EV 71.

Đây là bệnh thường gặp ở trẻ em dưới 3 tuổi, ít gặp hơn ở nhóm trẻ dưới 6 tháng và trên 5 tuổi. Bệnh xảy ra quanh năm nhưng tập trung nhiều vào tháng 2 - 4 và tháng 9 - 12, thời điểm giao mùa không khí ẩm và ấm áp.

Bệnh có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm não viêm màng não viêm cơ tim viêm phổi… Để đề phòng các biến chứng nguy hiểm này, cha mẹ và gia đình cần theo dõi sát trẻ, phát hiện sớm các biểu hiện diễn biến xấu như: sốt cao, thở bất thường, kích thích hoặc li bì, bỏ bú, nôn trớ, co giật…

Nếu không được phát hiện và xử trí kịp thời thì nguy cơ tử vong sẽ rất cao và nhanh chóng xảy ra, nhất là trong bệnh cảnh trụy mạch và phù phổi cấp.

2. Trẻ bị chân tay miệng cần kiêng gì?

Cách ly trẻ

Bệnh chân tay miệng rất dễ lây lan vì vậy khi bé mắc bệnh, cha mẹ cần sớm cách ly con với người xung quanh. Nếu bé đang đi học thì hãy xin phép thầy cô để nghỉ ở nhà cho đến khi khỏe hẳn. Khi ở nhà bé nên ở trong phòng riêng, môi trường vệ sinh sạch sẽ và chế độ chăm sóc phù hợp sẽ giúp bé hồi phục sức khỏe nhanh chóng.

Không cho con ăn thức ăn đặc, cay, nóng

Bé ăn đồ ăn đặc hoặc cay nóng sẽ khiến miệng con bị đau đớn, khó chịu. Các loại thực phẩm chua nhiều axit như cam chanh cũng nên hạn chế. Bởi vì khi bị đau sẽ gây ra tâm lý sợ hãi, bỏ ăn khiến sức khỏe suy giảm. Mẹ hãy nấu mềm thức ăn và để nguội cho bé ăn. Đồng thời cho con uống thêm khoáng chất và vitamin theo hướng dẫn của bác sĩ.

Không cần kiêng nước

Khi bé mắc bệnh, ba mẹ vẫn tắm gội cho bé bình thường bằng nước ấm. Nhẹ nhàng lau rửa cho con để không làm vỡ các bọng nước. Việc tắm gội sạch sẽ hạn chế vi khuẩn giúp bé mau lành bệnh. Phòng tắm nên kín và được vệ sinh sạch sẽ.

Không dùng chung đồ chơi

Cha mẹ tuyệt đối không chia sẻ đồ chơi của con với các bé khác để phòng tránh lây lan bệnh. Khi bé bị tay, chân miệng mẹ cũng không nên cho bé ngậm đồ cắn hay ti giả. Các đồ dùng của bé phải được thường xuyên khử trùng và vệ sinh.

3. Trẻ bị chân tay miệng nên bôi thuốc gì?

Bệnh chân tay miệng có thể biến mất sau khoảng 7 đến 10 ngày và không có loại thuốc đặc trị hay vắc-xin phòng bệnh. Mẹ chỉ có thể làm dịu các triệu chứng của bệnh bằng nhiều loại thuốc khác nhau như thuốc giảm đau dành riêng cho trẻ, hạ nhiệt, làm dịu cổ họng bằng nước hoa quả sữa chua và dùng các loại thuốc bôi giúp bé đỡ ngứa theo đơn  của bác sĩ chuyên khoa. 

Các mẹ lưu ý, dù cho trẻ đang ở thể nhẹ hoặc thể nặng của bệnh tay chân miệng thì cũng không được phép tự ý sử dụng bất cứ loại thuốc nào khi chưa có ý kiến của bác sĩ để bôi cho trẻ. Việc bôi các loại thuốc sẽ khiến cho các biểu hiện của bệnh tạm thời bị lu mờ, các vết loét có thể bị tổn thương nặng hơn và khó điều trị hơn.

Theo Bác sĩ Nguyễn Bạch Yến cho biết trên báo sức khỏe & Đời sống, trẻ bị tay chân miệng sử dụng các loại thuốc dưới đây để làm dịu các triệu chứng:

- Hạ nhiệt: Khi trẻ sốt cao từ 38,5oC trở lên cần cho trẻ dùng ngay thuốc hạ nhiệt acetaminophen (paracetamol).

- Bổ sung đủ nước: Cho trẻ uống dung dịch điện giải (oresol; hydrit).

- Khi trẻ có sốt và loét miệng cần bổ sung vitamin C, kẽm…

- Điều trị loét miệng họng: Dùng dung dịch glycerin borat lau sạch miệng trước và sau ăn. Gel rơ miệng (kamistad; zyttee…) có tác dụng sát khuẩn và giảm đau giúp trẻ ăn uống dễ dàng hơn.

Sau hơn 10 ngày, nếu bệnh của bé vẫn chưa đỡ hơn, các bậc phụ huynh nên đưa con đi khám bác sĩ lại để xem bé có bị biến chứng không.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật