Vết thương bàn chân lâu lành, có thể bạn mắc bệnh tiểu đường

Lở loét nhiễm trùng ngoài da, vết thương chậm lành... rất có thể bạn đã mắc bệnh đái tháo đường.

Bệnh tiểu đường còn gọi là đái tháo đường là bệnh rối loạn chuyển hóa cacbohydrat khi insulin của tuyến tụy bị thiếu hay giảm tác động trong cơ thể, glucoza (đường) không chuyển được vào trong tế bào để sử dụng, làm đường trong máu luôn cao và nước tiểu có đường (tiểu đường) bệnh đái tháo đường xảy ra khi cơ thể không sản xuất đủ insulin hoặc cơ thể giảm đáp ứng với tác dụng của insulin (đề kháng với insulin).

Insulin, được sản xuất từ tuyến tuỵ, insulin giúp cho glucoza từ máu qua được màng tế bào vào trong các tế bào để sử dụng. Glucose là một nguồn năng lượng cho các tế bào. Glucose được tạo ra từ thức ăn có Gluxit và chuyển hóa từ các nguồn khác.

Vết thương khó lành ở bàn chân rất có thể là dấu hiệu của bệnh đái tháo đường (Ảnh minh họa: Internet)

Vết thương khó lành ở bàn chân rất có thể là dấu hiệu của bệnh đái tháo đường (Ảnh minh họa: Internet)

1. Triệu chứng lâm sàng bệnh tiểu đường

Các triệu chứng của đái tháo đường điển hình thường thấy là: Tiểu nhiều, ăn nhiều, uống nhiều nhưng sụt cân nhanh. Tuy nhiên các triệu chứng trên chỉ xuất hiện rõ ở những trường hợp điển hình, ở đái tháo đường tuýp 1 và ở thời kỳ đầu của bệnh, còn đa số bệnh thể hiện với các triệu chứng trên mờ nhạt kèm theo những triệu chứng của các biến chứng như:

- Mắt đột ngột giảm thị lực nhanh do biến chứng của bệnh đái tháo đường gây tổn thương võng mạc mắt đục thủy tinh thể

- Dị cảm ở đầu chi, giảm hoặc mất cảm giác tiếp xúc da do biến chứng thần kinh ngoại vi của bệnh đái tháo đường.

- Lở loét nhiễm trùng ngoài da, vết thương chậm lành do các tổn thương mạch máu thần kinh làm giảm khả năng tự bảo vệ tưới máu vết thương da khô ráp.

- Loét gan bàn chân (loét ổ gà): Vết loét thường rất sâu, đáy nham nhở, nhợt nhạt, ít rỉ máu và dịch vàng, ít đau đớn và đặc biệt rất lâu lành.

Khi thấy bàn chân bị loét sâu, có xu hướng lan rộng, khó lành, ít đau ít dịch tiết cần cảnh giác bị bệnh đái tháo đường, cần đi khám kiểm tra đường huyết đường niệu, định lượng HbA1c trong máu, khám mắt để phát hiện bệnh đái tháo đường.

Lở loét nhiễm trùng ngoài da cũng cần cảnh giác, tránh bệnh tiểu đường (Ảnh minh họa: Internet)

Lở loét nhiễm trùng ngoài da cũng cần cảnh giác, tránh bệnh tiểu đường (Ảnh minh họa: Internet)

2. Nguyên nhân loét bàn chân ở bệnh nhân đái tháo đường

- Đái tháo đường gây tổn thương dây thần kinh của chân và bàn chân làm bệnh nhân không cảm thấy đau, nên khi bàn chân tổn thương bệnh nhân không nhận biết được và do đó vết thương không được chăm sóc kỹ càng.

- Đái tháo đường gây biến chứng trên mạch máu, làm thiếu máu nuôi bàn chân gây hoại tử Sự thiếu máu gây thiểu dưỡng làm giảm khả năng phục hồi nên loét lâu lành.

- Bệnh đái tháo đường làm sức đề kháng cơ thể giảm, tăng khả năng nhiễm trùng làm loét khó lành.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật