Cảm cúm ở trẻ nhỏ - bệnh không thể coi thường vì những biến chứng có thể xảy ra

Trẻ em rất dễ bị cảm cúm, nhất là vào những lúc thời tiết thay đổi hay khi chuyển mùa.

Cảm cúm là một bệnh lý do siêu vi trùng gây ra, có các biểu hiện như chảy nước mũi nghẹt mũi kèm với các triệu chứng toàn thân và các triệu chứng khác như đau cơ và sốt có thể không có hoặc biểu hiện nhẹ trẻ em rất dễ bị cảm cúm nhất là vào những lúc thời tiết thay đổi hay khi chuyển mùa.

Bệnh cảm cúm là gì?

Cảm Cúm là một căn bệnh hô hấp truyền nhiễm (cơ quan hô hấp phía trên). Bệnh này do một loại siêu vi tấn công mũi, họng và phổi gây ra, làm tổn thương niêm mạc của miệng, mũi, cuống họng và phổi.   bệnh cúm khác với bệnh cảm lạnh như thế nào?

Bệnh cảm lạnh thường chỉ ảnh hưởng tới vùng đầu, còn bệnh cúm gây ra các triệu chứng như nhức mỏi người, sốt và cực kỳ mệt mỏi Một đứa trẻ bị cảm lạnh thường có thể tiếp tục duy trì các hoạt động bình thường nhưng một đứa trẻ bị cúm thường cảm thấy đau yếu đến mức không thể vui chơi được.

Cảm cúm hay xảy ra vào mùa lạnh

Cảm cúm là bệnh về đường hô hấp mà trẻ nhỏ hay mắc phải, nhất là vào mùa lạnh. Trẻ em thường bị cảm cúm 6-7 lần trong một năm, trong có khoảng 10-15% trẻ bị cảm cúm nhiều hơn 12 lần/năm. Trong năm đầu tiên đi nhà trẻ, trẻ em có tần suất mắc bệnh cao hơn 50% so với trẻ được chăm sóc tại nhà. Tuy nhiên, tần suất mắc bệnh ở các nhóm trẻ đều giảm theo thời gian trẻ được chăm sóc ở các nhà trẻ.

Bệnh cảm cúm xảy ra quanh năm song tần suất bệnh cao nhất trong khoảng thời gian từ đầu mùa thu đến cuối mùa xuân. Tần suất bệnh cảm cúm cao nhất vào đầu mùa thu (tháng 8 đến tháng 10) và khoảng cuối mùa xuân (tháng 4 đến tháng 5).

Sự lây truyền của virus cúm

Các virus gây cảm cúm thường lây truyền bởi các hạt khí dung nhỏ, hạt khí dung lớn hoặc qua tiếp xúc trực tiếp. Siêu vi cúm ẩn trong nước mũi, nước miếng người bệnh. Bệnh truyền từ người bị cúm sang người chưa nhiễm, khi những hạt nước nhỏ li ti có chứa siêu vi cúm bắn ra từ mũi, miệng người bệnh khi họ ho hắt hơi Bắt tay, ôm nhau cũng có thể truyền bệnh.

Cảm-Cúm rất dễ lây lan. Ngay từ một ngày trước khi có triệu chứng, người bệnh đã có thể truyền virus cho người khác và tiếp tục truyền lan trong nhiều ngày kế tiếp.

Sau khi tiếp xúc với bệnh cúm bao lâu thì mắc bệnh?
Thời gian kể từ khi tiếp xúc với siêu vi gây bệnh cúm cho tới khi xuất hiện các triệu chứng là khoảng từ một cho tới bốn ngày, trung bình là khoảng hai ngày.

Biểu hiện khi nhiễm virus cúm

Các triệu chứng lâm sàng của cảm cúm thường xuất hiện 1-3 ngày sau nhiễm virus.

Triệu chứng đầu tiên là đau hay rát họng, theo sau là nghẹt mũi và chảy nước mũi. Triệu chứng đau họng thường qua đi rất nhanh, còn triệu chứng nghẹt mũi và chảy nước mũi nặng hơn vào ngày thứ 2 và thứ 3. Ho xảy ra 30% ở các trường hợp cảm cúm và thường xuất hiện sau khi có triệu chứng ở mũi. Sốt và các biểu hiện khác của cảm cúm thường xảy ra khi bị nhiễm các virus influenza, RSV và adenovirus hơn khi bị nhiễm rhinovirus hay coronavirus. Thông thường, cảm cúm kéo dài trong 1 tuần lễ, chỉ có khoảng 10% các trường hợp kéo dài đến 2 tuần.

Các dấu hiệu của Cảm Cúm đôi khi trùng hợp nên khó mà biết khi nào bị Cúm, khi nào bị Cảm. Sau đây là mấy điểm khác biệt để các bạn tiện bề so sánh:

Triệu chứng

Cảm lạnh

Cúm

Nóng sốt

Đau nhức

Ớn lạnh

Mệt mỏi

Ho

Ho ra đờm

Ho khan

Hắt hơi

Nghẹt mũi

Ðau cuống họng

Nặng ngực

Nhức đầu

Các biểu hiện lâm sàng của cảm cúm thường giới hạn ở đường hô hấp trên

Sự tiết dịch mũi thường dễ nhận ra. Màu sắc và độ đậm đặc của dịch mũi thường thay đổi trong suốt quá trình tiến triển bệnh, không có ý nghĩa chẩn đoán viêm xoang hay nhiễm trùng hướng lên. Khám các xoang mũi có thể phát hiện các triệu chứng phù nề sung huyết xoăn mũi, song các biểu hiện này không đặc hiệu cho chẩn đoán bệnh.

Biến chứng

Triệu chứng cúm tuy khó chịu thực, song không nguy hiểm. Những biến chứng (complications) của nó mới nguy hiểm.

Biến chứng xảy ra nhiều nhất là sưng phổi (pneumonia). Siêu vi cúm dữ hơn các siêu vi cảm, làm tổn thương niêm mạc (mucosa) lót lòng các ống phổi. Sưng phổi do chính siêu vi cúm gây ra, hoặc do các vi trùng (bacteria) luôn có sẵn trong đường hô hấp.

Biến chứng nguy hiểm khác là hội chứng Reye (Reye syndrome) ở trẻ em. Hội chứng Reye hay xảy ra nhất trong khoảng tuổi 2 đến 16, vài ngày sau khi bị cúm. Lúc các triệu chứng của cúm có vẻ như đang bớt dần, trẻ đột nhiên buồn nôn và ói mửa. Sau đó khoảng 1-2 ngày, trẻ lờ đờ hoặc mê sảng giật kinh phong (seizure), rồi đi dần vào hôn mê và có thể chết. Trước kia, khi người ta chưa biết nhiều về hội chứng Reye, tử vong lên đến hơn 40% (cứ 10 trẻ có hội chứng Reye, hơn 4 trẻ chết).

Ngày nay, dù với sự định bệnh mau chóng và với các cách chữa trị thích ứng tử vong vẫn còn khoảng 10% (10 trẻ bị, 1 trẻ chết). Cơ chế gây ra hội chứng Reye ở trẻ em bị cúm hiện chưa được biết rõ. Tuy nhiên, người ta nhận thấy các trẻ em nhiễm cúm, nếu dùng aspirin sẽ dễ bị hội chứng Reye hơn các trẻ không dùng aspirin Hội chứng Reye nay đã giảm đi nhiều, kể từ khi các bậc phụ huynh được báo động, không còn dùng aspirin cho các trẻ em cảm hay cúm.

Bệnh cảm cúm, phương pháp phòng tránh hữu hiệu nhất là cho trẻ chích ngừa hàng năm

Những trẻ em trong độ tuổi từ 6 tới 9 tháng và hiện đang chữa trị dài hạn các bệnh khác bằng aspirin cần được tiêm phòng cúm. Thời điểm tốt nhất để chích ngừa cúm là khoảng tháng 10 đến giữa tháng 11, trước khi cúm đến.

Bệnh cảm cúm có thể phòng ngừa được bằng cách ngăn chặn đường lây lan của virus qua tiếp xúc. Tại bệnh viện việc ngăn chận sự lây lan của virus đường hô hấp có hiệu quả bằng cách mang khẩu trang (hoặc dụng cụ che đầu và mặt) ngăn chận sự lây lan từ tay sang mắt và tay sang mũi. Ngăn chận sự lây lan của virus qua tiếp xúc trực tiếp có thể đạt hiệu quả cao qua việc rửa sạch tay ở những người đã bị nhiễm virus hay người có nguy cơ bị nhiễm virus.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật