Giúp nhận biết và xử trí rối loạn trầm cảm ở trẻ nhỏ
Tâm trạng kém thường kéo dài nhiều ngày chứ không phải là vài tuần hoặc vài tháng nghiêm trọng lâu dài, đủ để ảnh hưởng đến hoạt động trong cuộc sống hoặc gây ra phiền toái đáng kể. Những tâm trạng như thế cũng có thể gây ra một giai đoạn trầm cảm nặng, có thể có khuynh hướng gắn liền ý nghĩ tự tử và mất khả năng nhận thức.
Nhận biết trẻ trầm cảm
Các biểu hiện cơ bản của chứng rối loạn trầm cảm ở trẻ em và thanh thiếu niên tương tự như ở người lớn nhưng trẻ em có thể không giải thích được cảm xúc bên trong hoặc tâm trạng.
Do vậy trầm cảm cần được xem xét khi những đứa trẻ học tập và hoạt động khác thường, kém đi so với trước đó; một số trẻ có rối loạn trầm cảm, tâm trạng nổi trội là khó chịu hay cáu gắt, bực bội, kích thích, gây hấn hơn là nỗi buồn (một sự khác biệt quan trọng giữa tuổi thơ và người lớn). Sự khó chịu biểu hiện điển hình ở trẻ là hành vi hiếu chiến và thái độ chống đối, rút khỏi sự quan tâm của gia đình hoặc có hành vi phạm pháp.
Cũng như ở người lớn nguyên nhân trầm cảm ở trẻ em và thanh thiếu niên chưa được rõ; Nó được cho là kết quả từ các yếu tố di truyền và các yếu tố bên ngoài như lối sống môi trường…
Các thể RLTC ở trẻ em và thanh thiếu niên
Rối loạn tâm trạng hỗn hợp: Rối loạn tâm trạng khởi đầu ở tuổi 6-10. Biểu hiện khó chịu liên tục, rối loạn lo âu Nhiều trẻ cũng có những rối loạn khác, đặc biệt là chống đối, phản đối, hiếu động thái quá, tăng động giảm chú ý. Các giai đoạn thường xuyên của hành vi đó là rất khó kiểm soát.
RLTC chủ yếu: RLTC chủ yếu lần đầu tiên có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng phổ biến hơn là sau tuổi dậy thì Nguy cơ tái phát cao ở những bệnh nhân có giai đoạn trầm cảm nặng hoặc những người có nhiều giai đoạn trầm cảm. Sự tồn tại của các triệu chứng trầm cảm nhẹ, thậm chí cả trong quá trình thuyên giảm vẫn có thể tái phát.
Biểu hiện một trong những điều sau: Cảm thấy buồn hoặc người khác quan sát thấy nỗi buồn (ví dụ như nước mắt) hoặc khó chịu, mất quan tâm chán nản hoặc không thích thú trong hầu hết các hoạt động; giảm cân (ở trẻ em không tăng cân như dự kiến), giảm hoặc tăng cảm giác thèm ăn; mất ngủ hoặc chứng đau nửa đầu; Sự kích động hoặc chậm phát triển tâm thần; mệt mỏi hoặc mất năng lượng; Giảm khả năng suy nghĩ, tập trung và lựa chọn; Những suy nghĩ liên tục về cái chết hoặc ý tưởng hay kế hoạch tự tử; Cảm giác vô dụng (tức là cảm thấy bị từ chối và không được yêu thương) hoặc tội lỗi quá mức.
Rối loạn khí sắc: Chứng ù tai hoặc tức giận dai dẳng kéo dài trong hầu hết thời gian trong ngày, thời gian kéo dài 1-2 năm. Biểu hiện: Chán ăn hoặc ăn quá nhiều; mất ngủ hoặc chứng đau nửa đầu; Giảm năng động hoặc mệt mỏi; Lòng tự trọng thấp; Kém tập trung; Cảm giác tuyệt vọng; Dễ bị lạm dụng chất kích thích gây nghiện... Các yếu tố gây bệnh có thể bao gồm các yếu tố như bạo lực gia đình lạm dụng tình dục và tác dụng phụ của thuốc Các rối loạn tâm thần khác như lo lắng rối loạn lưỡng cực hoặc tâm thần phân liệt có thể là dấu hiệu ban đầu với trầm cảm nặng.
Lời khuyên của thầy thuốc
Các biện pháp điều trị trầm cảm ở trẻ em và thanh thiếu niên cần kết hợp đồng thời giữa gia đình và nhà trường: thường là thuốc chống trầm cảm cộng với liệu pháp tâm lý. Trẻ em nên được giám sát chặt chẽ khi trẻ xuất hiện các hành vi mất kiểm soát hoặc kích hoạt hành vi thường xảy ra từ nhẹ đến trung bình. Có thể cần phải nhập viện trong các giai đoạn cấp tính, đặc biệt khi xác định có ý tưởng và hành vi tự sát
Trẻ em và thanh thiếu niên nên được điều trị trong ít nhất 1 năm sau khi các triệu chứng đã được điều tri tích cực. Thăm khám bệnh đúng định kỳ, trị liệu tâm lý và dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa trong kế hoạch điều trị.
Bên cạnh đó cần phải nuôi dưỡng trẻ phát triển tốt, có thể lực và nhân cách tốt, có nghị lực và có ý chí phấn đấu, tránh căng thẳng chấn thương tâm lý, các trò chơi và sở thích không lành mạnh gia đình hòa thuận, thương yêu chăm sóc lẫn nhau. Khi có dấu hiệu bất thường cần được khám và tư vấn sớm.
- Căn bệnh khiến bé cứ ra ngoài khu vực có hoa chơi là khó thở (Thứ năm, 08:33:07 04/02/2021)
- Trẻ mở miệng khi ngủ: Cảnh báo những vấn đề sức khỏe... (Thứ năm, 13:43:01 28/01/2021)
- Bé 2 tuổi ngày nào cũng cười toe toét: Ai cũng tưởng ngoan nhưng... (Chủ nhật, 16:01:02 18/10/2020)
- 4 thói quen của cha mẹ ảnh hưởng tới sức khỏe tai mũi họng... (Thứ Hai, 08:33:05 14/09/2020)
- Những lý do cơ bản khiến trẻ chậm mọc răng bạn nên biết (Chủ nhật, 07:30:03 02/08/2020)
- Bí mật về khóc dạ đề mà có thể mẹ chưa biết đến (Thứ bảy, 09:45:05 01/08/2020)
- Để con bớt đau khi mọc răng, cha mẹ có thể làm điều này (Thứ sáu, 14:40:05 31/07/2020)
- BS Nguyễn Thị Hòa: Việc cần làm khi trẻ bị mộng du (Thứ năm, 22:00:07 30/07/2020)
- Bố 9X chết điếng nhận tin con 7 ngày tuổi mắc cùng lúc 2 bệnh... (Thứ sáu, 10:05:02 10/07/2020)
- Dấu hiệu nhận biết và cách xử lý khi trẻ bị sặc bột hiệu... (Thứ năm, 14:50:09 28/02/2019)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:09 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:02 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:02 12/02/2023