Nắng nóng, cảnh giác bệnh viêm não, viêm màng não có thể xảy ra
Viêm màng não và viêm não là hai bệnh khác nhau, tuy có các triệu chứng gần giống nhau. Viêm não là nhiễm trùng thần kinh cấp tính, thường do vi-rút xâm nhập vào hệ thần kinh trung ương gây hoại tử nhu mô não bệnh thường gặp ở trẻ em nhiều hơn người lớn viêm màng não là viêm lớp màng mỏng bao bọc não và hệ thần kinh cột sống đa số là do vi trùng (một số ít là siêu vi trùng) từ nơi khác trong cơ thể qua máu lan vào dịch não tủy
Viêm màng não khác với viêm não ở chỗ chưa thực sự viêm vào tới não bộ, bệnh thường gặp ở người lớn viêm màng não do vi-rút có tiên lượng nhẹ hơn thường khỏi nhanh, do vi trùng nặng hơn với tỉ lệ tử vong cao.
Mùa hè làm tăng nguy cơ mắc các bệnh viêm não, viêm màng não
1. Thời tiết nắng nóng làm gia tăng viêm màng não và viêm não
Thời tiết nắng nóng khiến trẻ em và cả người lớn không thích ứng kịp, ăn ngủ ít, mất nhiều mồ hôi mất điện giải mất nước làm cơ thể mệt mỏi ăn kém sức đề kháng giảm. Do đó dễ mắc các bệnh nhiễm trùng đường tiêu hóa hô hấp và bệnh viêm não viêm màng não.
Thời tiết mùa hè tạo điều kiện cho muỗi phát triển nhiều, muỗi là trung gian dẫn truyền bệnh viêm não Nhật Bản B. Nắng nóng kéo dài làm gia tăng các bệnh tai mũi họng Đây là nguyên nhân dẫn đến gia tăng số bệnh nhân mắc bệnh viêm não, viêm màng não.
Viêm màng não do vi trùng do nhiều nguyên nhân, thường là hậu quả của nhiễm trùng do vi trùng đã tồn tại ở vùng mũi và miệng. Những vi trùng này đi vào máu và đến cư trú ở lớp màng bao bên ngoài não (màng não). Khi điều kiện thuận lợi sức bảo vệ của cơ thể sút kém sẽ phát triển thành viêm màng não, viêm não. Viêm màng não cũng có thể là kết quả của các nhiễm trùng xảy ra gần não như tai hoặc xoang.
2. Những dấu hiệu nghi ngờ bị viêm màng não, viêm não
Viêm não và viêm màng não có triệu chứng ban đầu khá giống với các bệnh khác và bệnh được chẩn đoán xác định nhờ các xét nghiệm. Vì vậy khi có những dấu hiệu nghi ngờ bệnh cần đưa ngay bệnh nhân đến khám tại các bệnh viện để khám và điều trị.
Triệu chứng điển hình của viêm màng não và viêm não là đau đầu sốt cao, cứng gáy, nôn và buồn nôn, sợ ánh sáng hôn mê rối loạn ý thức… Nhưng khi đã có những triệu chứng điển hình này thì tình hình đã khá nghiêm trọng, nên cần phải được chẩn đoán sớm khi có những dấu hiệu ban đầu:
Cần đưa trẻ đi khám ngay khi thấy có dấu hiệu bất thường
- Trẻ đột ngột sốt cao, cho uống thuốc hạ sốt chỉ có tính nhất thời, hạ được một lúc lại tái diễn sốt cao ngay, kèm theo với sốt là nôn vọt, nôn dễ dàng.
- Trẻ sốt cao kèm theo ly bì, lơ mơ, mắt lờ đờ, kèm theo co giật uống hạ sốt hiện tượng co giật không giảm, trong ngày xuất hiện nhiều cơn co giật.
- Ở trẻ sơ sinh bỏ bú, li bì, nôn trớ nhiều, thóp phồng, cứng gáy, có thể co giật suy hô hấp nhiễm khuẩn huyết cần nghĩ đến viêm màng não mủ khi có các triệu chứng sốt, bú kém, nôn nhưng không rõ nguyên nhân.
- Người lớn thấy đau đầu dữ dội, sốt cao nhiều ngày không có chỉ điểm cơ quan tổn thương, mê man nói nhảm buồn nôn nôn khan hoặc nôn vọt (nôn dễ dàng), sợ ánh sáng…
3. Phòng tránh và chăm sóc bệnh nhân trong điều kiện nắng nóng
- Giám hộ và quản lý không cho trẻ đi chơi ngoài nắng nóng, khi làm việc cần có phương tiện bảo hộ chống nắng nóng.
- Bù nước và điện giải bằng đường uống (túi bột Orazon), khi làm việc ra mồ hôi mất nước và điện giải nhiều.
Tiêm vắc-xin là cách phòng bệnh tốt nhất
- Hạn chế thay đổi đột ngột môi trường nóng lạnh, không ngồi dưới máy điều hòa nhiệt độ có độ lạnh sâu, thời gian dài, rồi làm việc ngay dưới trời nắng nóng. Hạn chế uống nước đá lạnh nhiều bia lạnh sâu khi nóng bức dễ gây viêm họng không tắm nước lạnh đột ngột ngay khi còn nhiều mồ hôi…
- Tiêm phòng vắc-xin viêm não, tăng cường vệ sinh ăn, vệ sinh an toàn thực phẩm chế biến sạch, ăn chín và rửa tay trước khi ăn.
- Tạo điều kiện hạn chế nắng nóng ảnh hưởng đến tình trạng của bệnh nhân. Không di chuyển đột ngột bệnh nhân giữa các phòng có nhiệt độ chênh lệch nhau quá nhiều. Ngoài ra cần chú ý đến những dấu hiệu báo hiệu tình trạng bệnh nhân chuyển biến nặng hơn như: nôn (ói) nhiều, nôn không kiểm soát được đau đầu hoặc sốt nặng hơn, yếu hoặc tê tứ chi, khó nói khó nuốt hay khó đi lại tinh thần lơ mơ…
- Căn bệnh khiến bé cứ ra ngoài khu vực có hoa chơi là khó thở (Thứ năm, 08:33:08 04/02/2021)
- Trẻ mở miệng khi ngủ: Cảnh báo những vấn đề sức khỏe... (Thứ năm, 13:43:02 28/01/2021)
- Bé 2 tuổi ngày nào cũng cười toe toét: Ai cũng tưởng ngoan nhưng... (Chủ nhật, 16:01:03 18/10/2020)
- 4 thói quen của cha mẹ ảnh hưởng tới sức khỏe tai mũi họng... (Thứ Hai, 08:33:02 14/09/2020)
- Những lý do cơ bản khiến trẻ chậm mọc răng bạn nên biết (Chủ nhật, 07:30:06 02/08/2020)
- Bí mật về khóc dạ đề mà có thể mẹ chưa biết đến (Thứ bảy, 09:45:06 01/08/2020)
- Để con bớt đau khi mọc răng, cha mẹ có thể làm điều này (Thứ sáu, 14:40:03 31/07/2020)
- BS Nguyễn Thị Hòa: Việc cần làm khi trẻ bị mộng du (Thứ năm, 22:00:02 30/07/2020)
- Bố 9X chết điếng nhận tin con 7 ngày tuổi mắc cùng lúc 2 bệnh... (Thứ sáu, 10:05:02 10/07/2020)
- Dấu hiệu nhận biết và cách xử lý khi trẻ bị sặc bột hiệu... (Thứ năm, 14:50:09 28/02/2019)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:03 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:05 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:09 12/02/2023