Nguyên nhân gây ngáy và ngưng thở khi ngủ ở trẻ nhỏ

Tắc nghẽn đường hô hấp là nguyên nhân phổ biến gây ngáy và ngưng thở khi ngủ. Nó dẫn đến tắc nghẽn một phần hoặc hoàn toàn đường thở ngăn không cho không khí tới phổi.

Giống như người lớn trẻ em cũng có thể bị những bệnh khiến cho giấc ngủ bị ảnh hưởng. Khoảng 12% trẻ em có thói quen ngáy và 2% bị ngưng thở khi ngủ.

Nguyên nhân gây ngưng thở khi ngủ

Tắc nghẽn đường hô hấp là nguyên nhân phổ biến gây ngáy và ngưng thở khi ngủ. Nó dẫn đến tắc nghẽn một phần hoặc hoàn toàn đường thở ngăn không cho không khí tới phổi. Tình trạng này được phân loại thành tắc nghẽn đường hô hấp trên và tắc nghẽn đường hô hấp dưới.

Tắc nghẽn đường hô hấp trên xuất hiện ở khu vực từ mũi và môi tới thanh quản và có thể dẫn tới tình trạng nghiêm trọng phải cấp cứu trong một số trường hợp. Tắc nghẽn đường hô hấp dưới có thể xuất hiện giữa thanh quản và các khí quản hẹp của phổi. Dưới đây là những nguyên nhân nhân gây hẹp hoặc tắc nghẽn đường hô hấp:

Ngừng thở khi ngủ có thể do các bệnh lý đường hô hấp gây ra

Ngừng thở khi ngủ có thể do các bệnh lý đường hô hấp gây ra

1. Phản ứng dị ứng

Nếu trẻ bị dị ứng với vết ong đốt thuốc phấn hoa hoặc thực phẩm nào đó, trẻ có thể bị phù nề khí quản hoặc họng, do đó có thể bị tắc nghẽn đường hô hấp.

2. Hít phải khói hoặc dị vật bên ngoài

Hít phải khói do cháy hoặc bỏng hoặc các dị vật nhỏ như tiền xu, đồ chơi nhỏ, cúc áo hoặc thậm chí là đậu phộng có thể gây tắc nghẽn đường hô hấp.

Các bệnh viêm đường hô hấp

3. Viêm phế quản

Trong một số trường hợp, ngay cả viêm phế quản (các ống đưa không khí tới phổi) có thể gây ra các rối loạn giấc ngủ

4. Viêm nắp thanh quản

Nắp thanh quản là một cấu trúc phân tách khí quản khỏi thực quản Bất cứ nhiễm trùng nào ở nắp thanh quản (viêm nắp thanh quản) đều có thể cản trở sự lưu thông không khí tới phổi và gây ngưng thở khi ngủ hoặc ngủ ngáy

5. Sưng VA

Tình trạng này không chỉ khiến trẻ khó thở mà còn làm gia tăng nguy cơ bị các rối loạn ở tai.

6. Viêm amiđan

Viêm amiđan khiến gây cản trở đường hô hấp vì amiđan bị sưng to, từ đó làm tăng nguy cơ bị ngưng thở khi ngủ.

7. Nhiễm trùng hoặc chấn thương

Nhiễm vi-rút hoặc vi khuẩn ở đường hô hấp trên hoặc dưới có thể làm tăng nguy cơ ngủ ngáy ở trẻ.

8. Nhiễm trùng họng

Ngoài ra, sự hình thành mủ trong các mô ở mặt sau họng trong hoặc ngay sau khi nhiễm trùng họng là nguyên nhân quan trọng gây ngừng thở khi ngủ

9. Hen

Viêm đường hô hấp gây phù nề niêm mạc đường hô hấp và làm giảm lượng không khí phổi hít vào.

Cách xử trí nếu bé ngưng thở khi ngủ

Nếu bé nhà bạn bị ngưng thở khi ngủ hoặc khó có giấc ngủ ngon ban đêm, hãy đưa bé đi khám bác sĩ. Điều quan trọng là cần xử lý những rối loạn giấc ngủ một cách sớm nhất vì lợi ích của trẻ giấc ngủ kém không chỉ ảnh hưởng tới trí nhớ và khả năng học tập mà còn ảnh hưởng tới khả năng miễn dịch huyết áp và sự phát triển của trẻ.

Hơn nữa, giấc ngủ bị gián đoạn hoặc thiếu ngủ dẫn tới cảm giác thèm những thực phẩm nhiều carbonhydrat, điều này có thể gây béo phì Gián đoạn giấc ngủ cũng ảnh hưởng tới sự tỉnh táo, sự chú ý, tập trung của trẻ và khiến trẻ bị tăng động hoặc lười biếng.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật