Những điều cần biết về việc tiêm hormon tăng trưởng
8 trò cả nhà nên cùng chơi để giúp bé tăng chiều cao
Làm thế nào để trẻ 15 tháng tuổi có thể ngủ ngon và sâu giấc?
Các hormon khác nhau chịu trách nhiệm kiểm soát các hoạt động và quá trình khác nhau. Các hormon kiểm soát các quá trình như:
Sự tăng trưởng và phát triển
Chuyển hóa
Chức năng sinh dục
Sinh sản
Tâm trạng
Có một số tuyến trong cơ thể sản sinh các hormon nhưng tuyến yên được coi là tuyến kiểm soát chủ đạo. Nó không chỉ kiểm soát các tuyến khác mà nó còn tạo ra hormon kích thích tăng trưởng.
Tuyến yên nằm trong não ở vùng dưới đồi. Nó tiết ra các hormon trong đáp ứng với các tín hiệu hóa học từ vùng dưới đồi
Hormon tăng trưởng ở người (HGH) ảnh hưởng tới chiều cao cũng như sự hình thành xương và cơ trong cơ thể.
Hormon tăng trưởng ở người (HGH) ảnh hưởng tới chiều cao
Hormon tăng trưởng ở người có vai trò gì?
HGH cần thiết cho sự phát triển đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Nó kiểm soát không chỉ sự tăng trưởng và có liên quan tới nhiều quá trình trong cơ thể. Nó giúp xử lý protein và làm tăng giáng hóa chất béo giúp cung cấp năng lượng cần thiết cho sự tăng trưởng các mô.
Hàm lượng hormon tăng trưởng có thể thay đổi trong ngày và hoạt động thể chất đóng vai trò trong quá trình này. Tập luyện và các hoạt động đơn giản có thể khiến hàm lượng này tăng tự nhiên. Giấc ngủ stress và hàm lượng đường huyết thấp cũng làm tăng hormon tăng trưởng.
Ngay cả những thay đổi nhỏ trong hàm lượng HGH cũng ảnh hưởng đến cơ thể. Quá ít hoặc quá nhiều hormon tăng trưởng có thể gây ra những rối loạn tăng trưởng nghiêm trọng. Quá ít HGH là một trong những nguyên nhân chính gây nên tầm vóc thấp và các tình trạng như còi cọc.
Thiếu HGH thường là do tổn thương tuyến yên hoặc vùng dưới đồi. Các đột biến gen có thể cũng gây thiếu HGH.
Thiếu HGH ở trẻ em
Trẻ bị thiếu HGH thường có kích thước bình thường khi sinh. Một số trẻ không thể sản sinh HGH khi được sinh ra và vẫn thiếu trong suốt cuộc đời. Ở một số trẻ, thiếu HGH là một phần của tình trạng di truyền. Ở nhiều trẻ khác, nguyên nhân của sự thiếu hụt chưa được làm rõ.
Các rối loạn tăng trưởng được nhận thấy khi trẻ bước vào độ tuổi 2-3. Trẻ có thể bị chậm lớn hoặc thậm chí không lớn. Các triệu chứng của thiếu hụt HGH ở trẻ là
Nhìn “non nớt” hơn nhiều so với trẻ cùng tuổi
Có thân hình mũm mĩm
Ít tóc
Dậy thì muộn
Thiếu hụt HGH ở người lớn
Ở người lớn, thiếu HGH thường do tổn thương tuyến yên kéo dài. Tổn thương này có thể xuất hiện khi còn nhỏ hay khi trưởng thành.
Các rối loạn sản xuất HGH ở tuyến yên chủ yếu là do khối u tuyến yên. Tuyến yên có thể bị tổn thương bởi chính khối u hoặc bởi việc điều trị như phẫu thuật và xạ trị
Ở người lớn, thiếu HGH có thể dẫn tới một số rối loạn khác gồm:
Lo âu và trầm cảm
Tăng mỡ
Tăng nguy cơ bệnh tim và đột quỵ
Yếu tim
Yếu cơ và xương
Mệt mỏi
Giảm khả năng tư duy
Các rối loạn HGH khác
Thiếu hormon tăng trưởng cũng có thể là phối hợp của thiếu hụt một hay nhiều hormon. Trẻ cũng có thể bị những bệnh lý cần phải điều trị HGH, gồm:
Hội chứng Turner – phụ nữ với bị hội chứng này kém phát triển đặc tính sinh dục nữ.
Hội chứng Prader Willi – rối loạn di truyền gây yếu cơ khó ăn uống kém tăng trưởng và chậm phát triển.
Hội chứng Noonan – Một rối loạn di truyền cản trở sự phát triển thích hợp của nhiều bộ phận trong cơ thể.
Bệnh thận mạn tính.
Tiêm hormon tăng trưởng là gì?
Phương pháp điều trị phổ biến nhất ở cả người lớn và trẻ em là liệu pháp hormon tăng trưởng sử dụng tiêm HGH
Hormon tăng trưởng được thiết kế để bắt chước HGH tự nhiên trong cơ thể. Nó sẽ được bác sĩ kê đơn. Các liều sẽ được tiêm vài lần mỗi tuần hoặc tiêm hàng ngày phụ thuộc vào độ nghiêm trọng của thiếu hụt.
Điều trị HGH có thể tự thực hiện hoặc dưới sự hỗ trợ của bác sĩ. Điều trị thường kéo dài trong ài năm. Bệnh nhân sẽ tới gặp bác sĩ hàng tháng để kiểm tra.
Các xét nghiệm máu sẽ được thực hiện để xem có cần thêm hormon tăng trưởng và xem có cần tăng, giảm hoặc ngừng điều trị. Hàm lượng cholesterol đường huyết và mật độ xương cũng sẽ được theo dõi.
Dùng hormon tăng trưởng có thể ảnh hưởng tới phản ứng của cơ thể với insulin kiểm soát hàm lượng đường huyết Thiếu hormon tăng trưởng có thể cũng dẫn tới tăng cholesterol và xương giòn nếu không được điều trị.
Điều tri đặc hiệu cho thiếu hormon tăng trưởng phụ thuộc vào từng người và dựa trên những yếu tố như:
Tuổi tác
Sức khỏe chung và tiền sử bệnh tật
Mức độ bệnh
Khả năng dung nạp điều trị đặc biệt
Kỳ vọng điều trị
Sự lựa chọn của bệnh nhân.
Càng điều trị thiếu HGH sớm ở trẻ, cơ hội phát triển tới chiều cao bình thường khi trưởng thành càng lớn. Trẻ có thể tăng 10cm hoặc hơn trong 3 năm đầu điều trị, tăng khoảng hơn 7cm trong 2 năm tiếp theo. Nhiều người lớn điều trị HGH suốt đời. Mục tiêu của điều trị hormon tăng trưởng ở người lớn và trẻ em là để phục hồi năng lượng, chuyển hóa và hình dáng cơ thể. Nó có thể giúp giảm mỡ toàn thân, đặc biệt xung quanh vùng bụng
Tiêm HGH cũng có thể cải thiện sức bền và khả năng chịu đựng gắng sức. Nhiều người thấy cải thiện tâm trạng và chất lượng sống nói chung.
Nguy cơ và tác dụng phụ của tiêm hormon tăng trưởng
Phần lớn mọi người được điều trị bằng tiêm HGH cũng đều ít gặp vấn đề. Tuy nhiên có một số tác dụng phụ có thể xảy ra, bao gồm:
Đau cơ
Khó chịu ở các khớp
Đau đầu
Sưng tay và chân
Những người có các triệu chứng này hoặc các rối loạn khác cần thông áo với bác sĩ. Họ có thể thay đổi liều nếu cần thiết để giảm các triệu chứng.
Một số người không nên tiêm HGH. Những đối tượng này bao gồm:
Người có khối u
Bị ung thư
Mắc bệnh nghiêm trọng
Có rối loạn thở
Đa chấn thương
Ngoài ra, vì hormon tăng trưởng có thể ảnh hưởng tới việc sử dụng insulin trong cơ thể, người bị tiểu đường nên theo dõi đường huyết một cách cẩn thận.
Có thể cần các phương pháp điều trị khác phụ thuộc vào nguyên nhân gây thiếu hụt HGH. Phẫu thuật hoặc xạ trị có thể cần để điều trị khối u ở tuyến yên. Các hormon tuyến yên cũng có thể cần đến để điều chỉnh tuyến không hoạt động thích hợp.
Quá nhiều hormon tăng trưởng
Tiêm HGH lâu dài có thể gây ra tình trạng u tuyến yên thể to đầu chi vì người trưởng thành không thể cao hơn khi sử dụng hormon tăng trưởng tổng hợp. Các liều cao chỉ làm xương dày lên thay vì dài ra.
Những người bị tình trạng này sẽ bị quá phát triển xương đặc biệt là ở tay, chân và mặt. Khu vực da cũng có thể bị ảnh hưởng, trở nên dày, thô và mọc nhiều lông. Dư thừa HGH có thể cũng dẫn tới cao huyết áp và đau tim
Cách sử dụng khác của tiêm hormon tăng trưởng
Tiêm HGH cũng trở nên phổ biến trong các ứng dụng phi y tế. Các vận động viên đôi khi sử dụng chúng để giúp họ có cơ bắp lớn hơn, nhiều năng lượng hơn và tăng cường sức chịu đựng. Tiêm HGH được coi là chất doping và bị cấm trong thể thao chuyên nghiệp.
- Căn bệnh khiến bé cứ ra ngoài khu vực có hoa chơi là khó thở (Thứ năm, 08:33:02 04/02/2021)
- Trẻ mở miệng khi ngủ: Cảnh báo những vấn đề sức khỏe... (Thứ năm, 13:43:03 28/01/2021)
- Bé 2 tuổi ngày nào cũng cười toe toét: Ai cũng tưởng ngoan nhưng... (Chủ nhật, 16:01:02 18/10/2020)
- 4 thói quen của cha mẹ ảnh hưởng tới sức khỏe tai mũi họng... (Thứ Hai, 08:33:07 14/09/2020)
- Những lý do cơ bản khiến trẻ chậm mọc răng bạn nên biết (Chủ nhật, 07:30:07 02/08/2020)
- Bí mật về khóc dạ đề mà có thể mẹ chưa biết đến (Thứ bảy, 09:45:00 01/08/2020)
- Để con bớt đau khi mọc răng, cha mẹ có thể làm điều này (Thứ sáu, 14:40:08 31/07/2020)
- BS Nguyễn Thị Hòa: Việc cần làm khi trẻ bị mộng du (Thứ năm, 22:00:09 30/07/2020)
- Bố 9X chết điếng nhận tin con 7 ngày tuổi mắc cùng lúc 2 bệnh... (Thứ sáu, 10:05:04 10/07/2020)
- Dấu hiệu nhận biết và cách xử lý khi trẻ bị sặc bột hiệu... (Thứ năm, 14:50:00 28/02/2019)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:04 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:09 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:04 12/02/2023