Tại sao trẻ dễ bị các bệnh về mũi? - Những điều cha mẹ cần biết
Đã qua Tết gần 2 tháng mà những cơn mưa phùn vẫn triền miên, ngồi trong văn phòng làm việc mà chị Lan cứ lo lắng không yên, không biết ở nhà bé Na còn ho nhiều không, chị giúp việc có nhớ rửa mũi cho bé không.
Đứa con gái 3 tuổi bị ốm đã gần 3 ngày nay sổ mũi xì ra nước trong, buổi sáng sớm thường hắt hơi ban đêm lại ngạt khiến bé khó ngủ và quấy khóc. Chị đã cho bé uống thuốc mấy hôm nay mà chưa khỏi làm chị rất lo lắng, không tài nào tập trung làm việc được. Đó là tâm sự của chị Lan - nhân viên kế toán tại Hà Nội
Gia đình anh Luân, chị Giang sống tại Bình Dương cũng có con trai nhỏ 5 tuổi, nhân dịp đầu năm ít công việc anh chị cho con ra Bắc chơi và thăm họ hàng. Bình thường bé rất kháu, ngoan và ham chơi nhưng mới ra được 1 ngày cu cậu đã bị sốt, nói như có đờm ở mũi, tiếp theo là có những tràng hắt hơi và sau thì chảy nước mũi Cho con đi khám mới biết là bé bị viêm đường hô hấp trên anh chị rất bất ngờ vì trước giờ chỉ đề phòng những khi trời trở lạnh hay mưa rét kéo dài.
Đó có lẽ cũng là nỗi lo của rất nhiều ông bố, bà mẹ khác khi nó ảnh hưởng tới sức khỏe làm trẻ mệt mỏi biếng ăn chậm lớn. Vậy tại sao trẻ dễ bị các bệnh về mũi. Nội dung dưới đây sẽ giúp các bậc phụ huynh có cái nhìn tổng quát hơn về các mối nguy hại dẫn đến chứng bệnh này, trong khuôn khổ bài viết chúng tôi tập trung vào nhóm trẻ dưới 6 tuổi.
Sức đề kháng yếu
Cơ thể trẻ đang trong quá trình phát triển và hoàn thiện, chưa có sự va chạm nhiều với môi trường xung quanh. Dưới 4 tuổi khoang hầu tương đối ngắn và nhỏ, lỗ mũi và ống mũi hẹp niêm mạc mũi còn mỏng, mịn, lớp ngoài của niêm mạc gồm các biểu mô hình trụ giàu mạch máu và bạch huyết Chức năng loại thải vi khuẩn virus bụi cũng yếu do khả năng sát trùng của niêm dịch còn kém.
Khi bị nhiễm khuẩn ở mũi họng dễ gây xuất tiết, tắc mũi phù nề ảnh hưởng đến hoạt động hô hấp của trẻ làm trẻ khó thở Nếu trong gia đình có người bị cúm, virus này từ người bị bệnh phát tán vào không khí, qua đường hô hấp tấn công bé. Cha mẹ cũng cần đề phòng với những môi trường công cộng như nhà trẻ, bé có thể lây bệnh từ bạn và ngược lại, khi bị ốm bé sẽ truyền bệnh cho các bạn khác.
Cơ địa nhạy cảm với sự thay đổi của thời tiết
Nóng sang lạnh, lạnh sang nóng là những thời điểm có số trẻ bị viêm đường hô hấp trên cao nhất. Chuyển mùa không chỉ là sự thay đổi nhiệt độ đột ngột mà còn là dịp các vi khuẩn có điều kiện sinh sôi, các dịch bệnh bùng phát.
Cơ thể trẻ đang học dần với việc sinh ra các kháng thể tiêu diệt mầm bệnh trong thời gian đó, cha mẹ có vai trò thay thế lá chắn này, cần đặc biệt chú ý những thay đổi bất thường ở trẻ.
Chưa có ý thức tự vệ sinh
Từ 6-15 tháng là giai đoạn trẻ tập bò và tập đi. Khi cảm thấy có đủ sức tự giúp bản thân mình, trẻ bắt đầu tự khám phá phần còn lại của ngôi nhà. Trẻ có xu hướng thích với tay vào tất cả mọi thứ xung quanh, phản xạ tự nhiên của trẻ là cho vào miệng ngậm.
Trên 15 tháng đến 6 tuổi trẻ đã có thể đi và chạy thành thạo. Các bé thường không ngồi yên một chỗ, chạy nhảy liên tục và thích chơi cùng bạn. Những việc có vẻ như giống người lớn làm như tháo lắp, chơi đồ hàng là những trò vô cùng hấp dẫn bé. Trong trường hợp này ‘tay’ vẫn là bộ phận chủ yếu giúp các bé tiếp xúc và tác động vào thế giới xung quanh và thường có những hành động như chùi tay vào quần áo, quẹt ngang mũi, miệng, đó chính là con đường đưa vi khuẩn gây bệnh vào cơ thể.
Thường bị viêm đường hô hấp
Xoang, mũi và họng là một hệ thống liền kề nhau. Do có mối quan hệ mật thiết nên sự tổn thương ở một bộ phận sẽ kéo theo sự tác động ở các cơ quan còn lại viêm mũi mạn tính sẽ dẫn tới viêm xoang khi bị viêm xoang tiết ra các dịch nhầy chảy xuống họng. Ngược lại viêm họng với các biểu hiện ho sốt, sổ mũi nghẹt mũi gây viêm mũi.
Đây không phải là những bệnh nguy hiểm nhưng lại dễ phát tán và thường có tính chu kỳ và thường gặp ở trẻ em Như vậy, việc phòng bệnh về mũi họng không nên tách biệt mà cần được đặt trong một mối quan tâm chung.
Phòng bệnh vẫn là phương án được ưu tiên số 1. Tuy nhiên, trong trường hợp trẻ bị bệnh, cha mẹ cần theo dõi, phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Đối với trẻ dưới 3 tháng tuổi, không nên sử dụng thuốc Trẻ từ 3 tháng tới 6 tuổi việc sử dụng thuốc cần có sự tư vấn của các bác sĩ, dược sĩ và chuyên gia và cần đặc biệt quan tâm tới chất lượng thuốc
- Căn bệnh khiến bé cứ ra ngoài khu vực có hoa chơi là khó thở (Thứ năm, 08:33:03 04/02/2021)
- Trẻ mở miệng khi ngủ: Cảnh báo những vấn đề sức khỏe... (Thứ năm, 13:43:08 28/01/2021)
- Bé 2 tuổi ngày nào cũng cười toe toét: Ai cũng tưởng ngoan nhưng... (Chủ nhật, 16:01:00 18/10/2020)
- 4 thói quen của cha mẹ ảnh hưởng tới sức khỏe tai mũi họng... (Thứ Hai, 08:33:01 14/09/2020)
- Những lý do cơ bản khiến trẻ chậm mọc răng bạn nên biết (Chủ nhật, 07:30:06 02/08/2020)
- Bí mật về khóc dạ đề mà có thể mẹ chưa biết đến (Thứ bảy, 09:45:02 01/08/2020)
- Để con bớt đau khi mọc răng, cha mẹ có thể làm điều này (Thứ sáu, 14:40:01 31/07/2020)
- BS Nguyễn Thị Hòa: Việc cần làm khi trẻ bị mộng du (Thứ năm, 22:00:02 30/07/2020)
- Bố 9X chết điếng nhận tin con 7 ngày tuổi mắc cùng lúc 2 bệnh... (Thứ sáu, 10:05:08 10/07/2020)
- Dấu hiệu nhận biết và cách xử lý khi trẻ bị sặc bột hiệu... (Thứ năm, 14:50:04 28/02/2019)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:05 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:02 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:04 12/02/2023