Tất cả những điều cần biết về hiện tượng vàng da trẻ sơ sinh

Vàng da ở trẻ sơ sinh là một tình trạng phổ biến, đặc biệt ở trẻ sinh non trước tuần 36.

Hiểu biết chung

Vàng da ở trẻ sơ sinh là hiện tượng đổi màu vàng ở da và mắt của bé sơ sinh Tình trạng này do gan của bé sơ sinh chưa đủ trưởng thành để loại bỏ Bilirubin - một sắc tố màu vàng trong máu, dẫn đến hiện tượng vàng da. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, vàng da không phải là một hiện tượng sinh lý bình thường mà là do một căn bệnh tiềm ẩn.

Vàng da sinh lý sơ sinh thường không cần thiết phải điều trị. Hầu hết các trường hợp cần điều trị đều được giải quyết tốt. Tuy thế, vẫn có một tỉ lệ các em bé bị vàng da không được điều trị đã dẫn đến tổn thương não

Cách nhận biết trẻ bị vàng da

Dấu hiệu vàng da của trẻ sơ sinh thường xuất hiện từ ngày thứ hai hoặc thứ tư sau khi bé chào đời. Bao gồm vàng da và vàng mắt

Những dấu hiệu này thường được nhận thấy đầu tiên trên gương mặt. Nếu tình trạng tiến triển, có thể nhận thấy màu vàng trong mắt, ngực, bụng, cánh tay và chân.

Cách tốt nhất để kiểm tra xem bé có bị vàng da sơ sinh hay không là nhấn ngón tay nhẹ nhàng lên trán hoặc mũi của bé. Nếu da trông màu vàng nơi ép, rất có khả năng con bạn bị vàng da. Nếu màu da chỉ hơi nhẹ hơn màu sắc bình thường khi chưa bị nhấn một chút, tức là bé không bị vàng da.

Tốt nhất bạn nên kiểm tra em bé trong điều kiện ánh sáng tốt, đặc biệt là ánh sáng tự nhiên ban ngày.

Khi nào nên gặp bác sĩ?

Hầu hết các bệnh viện luôn kiểm tra bé sơ sinh có bị vàng da hay không trước khi bé được ra viện. Học viện nhi khoa Hoa Kỳ khuyên rằng trẻ nên được kiểm tra tình trạng vàng da bất cứ khi nào, ít nhất 8-12 giờ/lần cho đến khi 3-5 ngày tuổi (3 đến 5 ngày tuổi là khi mức độ Bilirubin cao điểm).

Do đó, nếu bé được xuất viện sớm hơn 72 giờ sau khi sinh, bạn nên có cuộc hẹn tiếp theo trong vòng 2 ngày để kiểm tra xem bé có bị vàng da hay không?
Khi bé có các dấu hiệu hoặc triệu chứng sau đây, rất có thể bé đã bị vàng da nặng hoặc biến chứng vàng da, cần gọi ngay bác sĩ:

- Da của bé chuyển màu vàng.

- Da của bé trông vàng trên bụng cánh tay hoặc chân.

- Lòng trắng mắt của bé nhìn màu vàng.

- Em bé có vẻ lơ đãng, ốm yếu hoặc khó khăn để đánh thức.

- Em bé không tăng cân hoặc là ăn kém.

- Em bé có tiếng kêu the thé.

- Em bé có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào phát triển đến mức đáng quan tâm.

- Vàng da kéo dài hơn ba tuần.

Nguy cơ dẫn đến bệnh vàng da

Các yếu tố sau có thể là nguy cơ gây vàng da, nếu đặc biệt nghiêm trọng có thể gây biến chứng:

- Sinh non: Bé sinh non có thể không thể xử lý nhanh Bilirubin như trẻ sơ sinh đủ tháng. Ngoài ra, bé sinh non có thể ăn ít và đi tiêu ít hơn, do đó có ít điều kiện loại trừ Bilirubin qua đường phân.

- Bầm tím trong khi sinh: Nếu em bé bị thâm tím trong quá trình sinh có thể sẽ có nhiều hồng cầu phân hủy hơn, sinh ra nhiều Bilirubin hơn.

- Nhóm máu: Nếu nhóm máu của mẹ và bé khác nhau, em bé có thể đã nhận được các kháng thể thông qua nhau thai khiến các tế bào máu của mình bị phá vỡ nhanh chóng hơn.

- Cho con bú: Trẻ bú sữa mẹ có nguy cơ bị vàng da cao hơn, đặc biệt là những em bé không được bú đủ sữa hoặc không nhận được đủ chất dinh dưỡng từ sữa.

Sự mất nước và lượng calo thấp từ thức ăn nghèo góp phần khởi đầu bệnh vàng da.

Sự khác nhau giữa Vàng da sinh lý và Vàng da bệnh lý?

Bilirubin - tác nhân gây ra màu vàng của da là một sản phẩm phụ tự nhiên sinh ra từ sự phân hủy bình thường của các tế bào máu đỏ (hồng cầu) gan lọc

Bilirubin trong máu và chuyển vào đường ruột. Bilirubin được đào thải ra khỏi cơ thể chủ yếu trong phân. Trước khi sinh, gan của người mẹ đã loại bỏ Bilirubin trong máu của em bé.

Khi ra đời, trẻ sơ sinh có một số lượng lớn hồng cầu, và tốc độ phân chia, sản sinh thêm hồng cầu tương đối nhanh. Trong khi đó, gan của trẻ sơ sinh thường chưa đủ "trưởng thành" để có thể loại bỏ Bilirubin đủ nhanh. Vì vậy, vàng da do các điều kiện sơ sinh bình thường, hay còn gọi là vàng da sinh lý, thường xuất hiện vào ngày thứ hai hoặc thứ ba sau khi trẻ ra đời.

Khi trẻ bị một chứng rối loạn cơ bản nào đó, hiện tượng vàng da thường xuất hiện sớm hơn hoặc muộn hơn so với vàng da sinh lý. Chứng rối loạn đó có thể là:

- Nội chảy máu (xuất huyết).

- nhiễm trùng trong máu của bé (nhiễm trùng huyết).

- Nhiễm các virus hoặc vi khuẩn

- Sự không tương thích giữa máu mẹ và máu của em bé.

- Sự cố về gan.

- Thiếu hụt enzyme

- Bất thường về tế bào hồng cầu của bé.

Các biến chứng

Vàng da bệnh lý nếu không chữa trị, có thể gây biến chứng nghiêm trọng.

Bilirubin não cấp tính

Bilirubin là một yếu tố độc hại đối với tế bào não. Nếu em bé bị vàng da nặng, có nguy cơ Bilirubin sẽ đi vào trong não, gây ra một tình trạng gọi là bệnh não

cấp tính Bilirubin. Tình trạng này cần được điều trị để ngăn chặn những thiệt hại lâu dài.

Các dấu hiệu bệnh não cấp tính Bilirubin ở một em bé với vàng da:

- Lơ đãng, bị bệnh hoặc khó đánh thức bé dậy.

- Khóc the thé.

- Lười bú hoặc lười ăn.

- Sốt.

Vàng da nhân

Vàng da nhân là hội chứng xảy ra nếu bệnh não cấp tính Bilirubin không được khống chế gây thiệt hại lâu dài tới não. Vàng da nhân có thể dẫn đến:

- Bại não: Không tự nguyện và cử động không kiểm soát được (athetoid bại não).

- Thường nhìn lên.

- Nghe kém.

- Suy giảm trí tuệ

Các xét nghiệm và chẩn đoán

Bác sĩ có khả năng chẩn đoán bệnh vàng da trẻ sơ sinh dựa trên màu da của bé. Tuy nhiên, không thể đánh giá mức độ nghiêm trọng của bệnh vàng da dựa trên vẻ bề ngoài. Bác sĩ cần phải đo lường mức độ Bilirubin trong máu của bé. Mức độ bilirubin, đồng nghĩa với mức độ nghiêm trọng của bệnh vàng da, sẽ quyết định quá trình điều trị.

Các xét nghiệm đánh giá mức độ Bilirubin bao gồm:

Một xét nghiệm máu của bé

Một thử nghiệm trên da với một thiết bị gọi là Bilirubinometer Transcutaneous, thiết bị này chiếu ánh sáng đặc biệt qua da.

Bác sĩ có thể yêu cầu xét nghiệm máu hoặc xét nghiệm nước tiểu nếu có bằng chứng cho thấy bệnh vàng da của bé do một chứng rối loạn cơ bản cần được điều trị.

Phương pháp điều trị và thuốc

Trẻ sơ sinh vàng da nhẹ thường tự biến mất trong vòng hai hoặc ba tuần. Nếu em bé có vàng da trung bình hoặc nặng, hiện tượng có thể kéo dài hơn và cần đến bệnh viện

Phương pháp điều trị để giảm mức độ Bilirubin trong máu của bé có thể bao gồm:

Trị liệu bằng Ánh sáng (đèn chiếu). Trẻ được đặt dưới loại đèn phát ra ánh sáng trong quang phổ màu xanh - màu xanh lá cây. Ánh sáng này sẽ thay đổi hình dạng và cấu trúc của phân tử Bilirubin thành dạng mà chúng có thể được bài tiết trong nước tiểu và phân. Ánh sáng này không phải là tia cực tím, và chiếc đèn có một lá chắn nhựa, đó là bộ lọc bảo vệ bé khỏi bất cứ tia cực tím nào có thể được phát ra. Trong thời gian điều trị, bé sẽ chỉ mặc tã và các tấm bảo vệ mắt.

Các liệu pháp ánh sáng có thể được tăng cường với việc sử dụng một miếng phát sáng hoặc nệm phát sáng.

Immunoglobulin tĩnh mạch (IVIg). Vàng da có thể liên quan đến sự khác biệt nhóm máu giữa mẹ và bé. Tình trạng này dẫn đến em bé mang kháng thể từ mẹ khiến cho tế bào máu của bé phân hủy nhanh hơn. Truyền vào tĩnh mạch các globulin miễn dịch một loại protein trong máu có thể làm giảm mức độ kháng thể, có thể làm giảm vàng da và giảm bớt sự cần thiết phải truyền máu.

Truyền máu trao đổi: Ở một số trường hợp, khi vàng da nặng không thể được chữa trị bằng các phương pháp kể trên, em bé có thể cần được truyền máu. Phương pháp truyền máu trao đổi sẽ bao gồm nhiều lần rút những lượng nhỏ máu của bé, làm loãng mật độ Bilirubin, và sau đó chuyển máu trở lại vào em bé. Phương pháp này chỉ được thực hiện trong một đơn vị chăm sóc trẻ sơ sinh chuyên sâu.

Phong cách sống và biện pháp khắc phục

Khi hiện tượng trẻ sơ sinh vàng da không nghiêm trọng, bác sĩ khuyên áp dụng thói quen ăn uống có thể hạ thấp mức bilirubin:

Cho bú thường xuyên hơn. Cho ăn sữa thường xuyên sẽ cung cấp cho bé nhiều dinh dưỡng hơn và khiến bé đi tiêu nhiều hơn, tăng bài tiết Bilirubin qua đường phân.

Cho ăn bổ sung: Nếu việc bú sữa của em bé không thuận lợi, bé giảm cân hoặc mất nước, bác sĩ có thể gợi ý cho ăn thêm sữa bột trẻ em hoặc sữa để bổ sung cho con bú. Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể khuyên bé chỉ ăn sữa ngoài trong một vài ngày, sau đó mới trở lại bú sữa mẹ.

Phòng chống

Cách tốt nhất phòng chống bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh là cho bé ăn đủ. Trong vài ngày đầu đời, trẻ cần được bú mẹ 8 đến 12 lần mỗi ngày. Trong tuần đầu tiên, bé nên bú 2-3 giờ/lần, mỗi lần 30 - 60 ml sữa mẹ.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật