Vắc xin Quinvaxem không đáng ngại, chỉ cần chăm sóc trẻ tốt sau tiêm

Vắc-xin Quivaxem không đáng sợ như nhiều cha mẹ vẫn nghĩ, nếu bạn biết cách chăm sóc con trẻ trước và sau thời điểm tiêm phòng.

Vắc-xin Quinvaxem nhiều phản ứng phụ hơn nhưng khả năng bảo vệ tốt hơn

Chỉ trong 1-2 năm gần đây, những các vụ tai biến ở trẻ sơ sinh sau khi tiêm vắc-xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng đã gây hoang mang trong dư luận. Nhiều gia đình có con nhỏ không dám cho con tiêm vắc-xin miễn phí của nhà nước. Bên cạnh đó, tình trạng ô nhiễm môi trường gia tăng khiến cho nhiều loại dịch bệnh bùng phát dẫn tới nhu cầu tiêm chủng dịch vụ gia tăng. Đây chính là nguyên nhân tạo ra sự khan hiếm của nhiều loại vắc-xin dịch vụ như 5 trong 1 (Pentaxim), 3 trong 1 (Sởi - Quai bị - Rubella), 6 trong 1 (Infarix Hexa),..

Vì lo ngại những biến chứng sau khi tiêm Quivaxem (đây là loại vắc-xin có tỷ lệ khiến trẻ sốt, quấy khóc cao hơn) vì vậy nhiều phụ huynh đã trì hoãn không cho con em tiêm chủng khiến trẻ có nguy cơ mắc dịch bệnh và đối mặt với tử thần vì sức đề kháng của trẻ thời kỳ này thường rất yếu.

Trước cơn sốt vắc-xin Pentaxim, nhiều chuyên gia y tế đã lên tiếng 'giải oan' của Quivaxem. Trước hết chất lượng của Quinvaxem đã được chuyên gia của Tổ chức y tế Thế giới WHO thẩm định từ năm 2006. Mặc dù trong quá trình sử dụng, vẫn ghi nhận những trường hợp trẻ bị tai biến và tử vong sau tiêm nhưng chủ yếu do trùng hợp với các bệnh lý khác.

Vắc-xin Quinvaxem vẫn được các chuyên gia khẳng định là an toàn

Vắc-xin Quinvaxem vẫn được các chuyên gia khẳng định là an toàn

Theo PGS.TS. Trần Đắc Phu - Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương cho biết: 'Vắc-xin Quinvaxem có chứa thành phần ho gà toàn tế bào nên gây ra nhiều phản ứng phụ hơn vắc-xin Pentaxim có chứa thành phần ho gà vô bào, tuy nhiên tỷ lệ phản ứng nặng là tương đương nhưng khả năng sinh miễn dịch của vắc-xin Quinvaxem tốt hơn'. WHO cũng cho rằng, Quinvaxem là vắc-xin an toàn có chất lượng tốt, có khả năng phòng bệnh và mức chi phí hợp lý.

Vì vậy, cha mẹ cập nhật các thông tin về tình hình vắc-xin một cách đa chiều và đưa ra những quyết định hợp lý, tất cả vì sức khỏe của con trẻ, tránh trường hợp để trẻ mất đi cơ hội phòng bệnh. Dưới đây là một số lưu ý giúp các bậc phụ huynh tự tin hơn trong việc chăm sóc trẻ sau tiêm phòng Quivaxem:

Trước khi đưa trẻ đi tiêm phòng

- Cha mẹ nên giữ cẩn thận các loại sổ, phiếu tiêm chủng, sổ khám bệnh để theo dõi tình trạng sức khỏe và lịch tiêm phòng của trẻ.

- Ghi lại lịch tiêm phòng của trạm y tế địa phương, lưu số điện thoại của phòng tiêm chủng để tư vấn hoặc liên hệ kịp thời trong trường cần thiết.

Trẻ sau tiêm có thể bị sốt, quấy khóc nhưng không đáng ngại

Trẻ sau tiêm có thể bị sốt, quấy khóc nhưng không đáng ngại

- Chủ động thông báo với bác sỹ tiêm phòng về tình trạng sức khỏe của trẻ trong 7 ngày trước tiêm: có ho, sốt, đã uống thuốc gì… hay bé vẫn khỏe mạnh, bình thường. Ngoài ra, nên đề cập đến tiền sử sức khỏe của trẻ như sinh non dị ứng thuốc có biểu hiện mẫn cảm với vắc-xin ở các lần tiêm phòng trước.

Chăm sóc trẻ sau tiêm phòng Quivaxem đúng cách

Sau khi tiêm chủng, một số trẻ có biểu hiện như sốt đau sưng tấy tại chỗ tiêm, quấy khóc… Các mẹ vẫn có thể chăm sóc con tại nhà như sau:

- Cặp nhiệt độ, kiểm tra chính xác thân nhiệt của trẻ. Nếu người trẻ nóng, sốt thì cần hạ nhiệt cho trẻ bằng cách chườm khăn ẩm, cho trẻ mặc quần áo rộng, thoải mái, nằm phòng thoáng khí. Vào mùa đông như hiện nay, các mẹ còn phải chú ý không để trẻ nhiễm lạnh đạp chăn trong khi ngủ ban đêm.

- Bù nước cho cơ thể: Sốt cao khiến cơ thể mất nước vì vậy cần bù nước bằng cách uống oresol ăn cháo loãng có nêm chút muối.

- Mẹ cho con bú cần bổ sung dinh dưỡng và vẫn cho trẻ bú đều hàng ngày. Với trẻ lớn, cho trẻ ăn các loại thực phẩm lỏng, dễ tiêu, nóng sốt.

Nếu trẻ có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào cần được đưa ngay đến cơ sở y tế để kịp thời điều trị

Nếu trẻ có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào cần được đưa ngay đến cơ sở y tế để kịp thời điều trị

- Nếu sau tiêm, trẻ sốt trên 38,5 độ C mới cần uống thuốc hạ sốt theo hướng dẫn của nhân viên y tế. Với trẻ dưới 3 tháng tuổi, khi dùng thuốc hạ sốt cần thận trọng hoặc cho trẻ dùng thuốc dưới sự theo dõi của bác sĩ.

- Khi trẻ có biểu hiện sốt cao co giật bỏ bú, quấy khóc trên 24 giờ, gia đình nên đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để theo dõi và tìm hiểu nguyên nhân.

Việc chăm sóc trẻ sai cách sau khi tiêm, chậm đưa trẻ đến cơ sở y tế khi có những dấu hiệu bất thường là một trong những nguyên nhân khiến trẻ tử vong sau tiêm chứ không phải do vắc-xin.

Tiêm phòng Pentaxim - cũng không thể chủ quan

Nhiều cha mẹ vẫn có tâm lý thà mất tiền, lựa chọn vắc-xin dịch vụ để tiêm phòng cho trẻ nhưng phụ huynh vẫn cần hiểu rằng không có loại vắc-xin nào là an toàn tuyệt đối 100%. Vắc-xin Pentaxim vẫn có tỷ lệ tai biến nặng tương đương như Quivaxem. Vì vậy, sau khi tiêm phòng, cha mẹ vẫn cần cho con lưu lại phòng tiêm 30 phút để theo dõi tình trạng sức khỏe, nếu trẻ có biểu hiện sốc phản vệ hoặc dấu hiệu bất thường khác sẽ được xử trí kịp thời.

Bên cạnh đó trẻ sơ sinh sau khi tiêm phòng bất kỳ mũi tiêm nào cũng vẫn cần được theo dõi và chăm sóc đúng hướng dẫn.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật