5 sai lầm ngớ ngẩn khi điều trị bệnh trĩ, các bạn tham khảo thêm về nó nhé!
Dùng điện thoại khi đi vệ sinh: Khóc thét vì tự rước bệnh vào người, dễ bị trĩ, ngã quỵ…
Khi nào nên lựa chọn phẫu thuật trĩ tránh biến chứng nguy hiểm?
1. Giấu bệnh
Khi có dấu hiệu táo bón chảy máu hoặc sa lồi ở hậu môn, phần lớn người dân không chịu đi khám vì tâm lý e ngại "bệnh khó nói". Chỉ đến khi bệnh đã nặng, bệnh nhân cảm thấy đau rát và chảy máu nhiều mới bắt đầu tìm thầy tìm thuốc. Không ít người còn chọn cách tự chữa bệnh bằng các bài thuốc truyền miệng chưa có căn cứ khoa học.
BSCK II Hoàng Đình Lân, Phó Chủ tịch Hội hậu môn trực tràng Việt Nam cho rằng, điều trị trĩ bằng Đông y (uống thuốc bôi thuốc…) chỉ có khả năng điều trị bệnh trĩ khi còn ở thể nhẹ và giúp bệnh trĩ tránh tái phát sau phẫu thuật.
Cho đến nay phẫu thuật vẫn là phương pháp triệt để nhất để chữa bệnh trĩ đã đến giai đoạn nặng hoặc đã biến chứng. Do đó, bạn hãy là người bệnh nhân thông thái đi khám chuyên khoa hậu môn trực tràng hoặc tiêu hoá khi có các dấu hiệu ban đầu kể trên để được điều trị thích hợp.
2. Trĩ là ung thư đại trực tràng, u hậu môn
Theo BS. Lân, để phân biệt bệnh trĩ với ung thư đại trực tràng người bệnh nên đi soi đại trực tràng tại các cơ sở chuyên khoa để có chỉ định điều trị cụ thể. Nếu là bệnh trĩ thì bạn sẽ điều trị theo đơn thuốc của thầy thuốc chuyên khoa ngoại trú tại nhà, không nên tự mình dùng thuốc hoặc nghe người khác mách bảo dùng thuốc trĩ mà họ đã dùng.
Tương tự như thế để phân biệt giữa u hậu môn và trĩ hậu môn bạn cũng cần được các bác sĩ chuyên khoa thăm khám kỹ càng. Đây là 2 bệnh khác hẳn nhau. Trĩ hậu môn cả trĩ nội và trĩ ngoại đều do các mạch máu vùng hậu môn dãn rộng và sa ra ngoài khi đi đại tiện.
Khi rặn, hoặc búi trĩ nằm thường xuyên ở ngoài nếu là trĩ ngoại hoặc trĩ nội nặng. Lúc này nó giống như một cái u. U hậu môn là một quá trình tăng sinh bất thường của các tổ chức vùng hậu môn, nguyên nhân chưa biết. Có 2 loại u: u lành (không nguy hiểm), và u ác (ung thư). Do đó, nhất thiết cần đi khám hậu môn khi thấy có 1 u , cục ở hậu môn.
3. Trẻ em không mắc trĩ
Nhiều phụ huynh nghĩ rằng trẻ em thì không thể mắc trĩ, nhưng sự thật thì không phải vậy. Trĩ chỉ hiếm gặp ở trẻ nhỏ dưới 6 tuối, ở đối tượng này phần lớn là do giãn tĩnh mạch hậu môn hoặc rách hậu môn viêm nhiễm khuẩn hậu môn. Khi trẻ nhỏ có bệnh trĩ thì rất khó chữa, bởi những thuốc chữa trĩ rất khó uống; không thường xuyên liên tục nên cần kiên trì.
BS. Lân cũng khuyến cáo, cha mẹ không nên “đợi tuổi” con lớn để chữa tri. Không có tuổi nào chữa là tốt nhất cả, khi đã bị trĩ thì phải điều trị. Khi điều trị gặp đúng thầy đúng thuốc thì kết quả tốt nhất.
Bên cạnh đó, dùng chất xơ kéo dài với liều lượng cho phép không ảnh hưởng gì đến sức khỏe chị nên dùng những thức ăn nhuận tràng như rau lang diếp cá đủ đủ chuối rau đay, mồng tơi và uống nhiều nước…
Khi thấy trẻ đi ngoài chảy máu hoặc cháu kêu đau nên đến các trung tâm tiêu hóa hoặc chuyên khoa hậu môn trực tràng để được nội soi khám và chẩn đoán chính xác.
4. Chữa trị bằng bài thuốc truyền miệng
Bệnh nhân trĩ thường truyền miệng nhau phương pháp chữa trị bằng lá thầu dầu tươi, cao hạt dẻ ngựa. Tuy nhiên các chuyên gia cho rằng, đây là một trong những kinh nghiệm dân gian, có người làm như vậy có tác dụng nhưng không phải ai làm như vậy cũng có tác dụng.
Hiện nay khoa học phát triển, có rất nhiều phương pháp điều trị kể cả nội khoa và ngoại khoa rất rẻ tiền mà khỏi được bệnh. Bởi vậy người bệnh không nên làm những phương pháp truyền miệng chưa có tài liệu, đề tài nào chứng minh. Thậm chí có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe nhất là ở những người già hoặc có các bệnh gan tim phổi thận mãn tính
5. Bệnh trĩ không thể chữa dứt điểm
Cho đến nay, tuy phẫu thuật không thể chữa dứt điểm tất cả các loại trĩ nhưng với đa số bệnh nhân mắc bệnh, có thể chữa dứt điểm bằng phương pháp phẫu thuật. Sau mổ trĩ, người bệnh cần kết hợp ăn đủ dinh dưỡng tăng chất xơ giảm chất kích thích Cần vệ sinh hậu môn đúng cách, ngâm hậu môn nước ấm.
Hiện có rất nhiều phương pháp phẫu thuật bệnh nhân trĩ, đặc biệt là phương pháp khâu treo triệt mạch dưới siêu âm doppler không xâm lấn nên không đau; hoặc phương pháp longgo và nhiều phương pháp hiện đại khác như điều trị sóng cao tần đem lại kết quả tốt.
Theo BS. Lân, phương pháp nào cũng có hạn chế, không có phương pháp nào tuyệt đối. Tùy từng phương pháp mà có tỉ lệ tái phát khác nhau, việc tái phát bệnh là do từng bệnh nhân sau khi phẫu thuật xong có kiêng khem hoặc thực hiện theo hướng dẫn của thầy thuốc hay không.
- Dịch bệnh không chừa một ai, điểm khác giữa mắc Covid-19 và... (Chủ nhật, 20:19:08 16/05/2021)
- 6 cơn đau thường gặp báo hiệu cơ thể đang gặp nguy hiểm, bị... (Thứ bảy, 12:57:01 08/05/2021)
- 7 dấu hiệu ở bàn chân cảnh báo cơ thể đang gặp nguy, cần... (Thứ sáu, 16:40:00 07/05/2021)
- 5 dấu hiệu cảnh báo sớm ung thư tuyến tụy chớ dại bỏ qua (Thứ Ba, 15:28:04 04/05/2021)
- Cơ thể có 5 dấu hiệu này chứng tỏ bạn đang thiếu vitamin C,... (Thứ bảy, 10:43:08 01/05/2021)
- Chân sưng phù: Đừng xem thường bởi đó là dấu hiệu của 7... (Thứ bảy, 21:06:09 24/04/2021)
- 2 món không ăn buổi sáng, 2 thứ không đụng buổi tối, 3 điều... (Thứ Ba, 08:40:06 20/04/2021)
- Buổi sáng ngủ dậy thấy 4 việc này chứng tỏ bệnh gan bạn... (Chủ nhật, 08:30:01 18/04/2021)
- Tê tay tưởng chuyện thường nhưng cẩn thận, đó là dấu hiệu... (Thứ năm, 13:21:08 15/04/2021)
- Đừng coi thường dấu hiệu cứng ngón tay, rất có thể đó là... (Thứ bảy, 08:32:02 10/04/2021)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:07 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:02 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:09 12/02/2023