Bệnh gout kiêng ăn gì? Các bạn tham khảo thêm về căn bệnh này nhé!

Bệnh gout thường không khỏi hẳn và rất dễ dàng tái phát nếu bạn không có chế độ ăn uống thật hợp lý.

Gout là tình trạng viêm đau trong các khớp xương gây ra bởi sự tích tụ các tinh thể axit uric. Đây là một dạng viêm khớp phức tạp, một khi đã mắc bệnh, bạn nên cẩn thận trong chế độ ăn uống

Khớp ngón chân cái là vị trí mắc bệnh phổ biến ngoài ra gout có thể tấn công sang bàn chân, mắt cá chân, đầu gối và tay. Các cơn đau có thể kéo dài nhiều ngày, thậm chí trong nhiều tháng. Nam giới và những người béo phì có nguy cơ mắc bệnh cao nhất.

Lona Sandon, chuyên gia dinh dưỡng tại Trung tâm Y tế Đại học Texas, Dallas cho biết nếu bệnh của bạn thường xuyên tái phát, bạn nên cắt giảm chế độ ăn có hải sản và thịt. Dưới đây là những thực phẩm bạn nên tránh hoặc hạn chế khi bị gout:

Hải sản

Những thực phẩm như sò, cá trích cá ngừ và cá trống giàu purin, có thể phân hủy thành axit uric bạn nên loại chúng ra khỏi thực đơn. Khi bệnh đã ổn định, bạn có thể ăn sò hoặc cá hồi tuy nhiên tối thiểu khoảng 100 - 150 gam một ngày là thích hợp.

Tiến sĩ Scott Zashin, chuyên gia thấp khớp tại Trung tâm y khoa UT Southwestern cho biết thêm:“Các loài tôm, tôm hùm, cá chình và cua lại khá an toàn với những người bị bệnh gout”.

Bia

Uống bia khiến bệnh gout dễ dàng tái phát vì không chỉ làm tăng nồng độ axit uric trong cơ thể mà còn gây trở ngại cho việc đào thải chất này ra ngoài.
Rượu là lựa chọn tốt hơn, nhưng không nên uống nhiều. Tuy nhiên tốt nhất, trong thời gian phát bệnh, bạn nên kiêng hoàn toàn các đồ uốngcồn

Thịt đỏ

Không phải tất cả các loại thịt đều có hàm lượng purine như nhau. Thông thường, thịt trắng sẽ tốt hơn thịt đỏ Tuy nhiên, thỉnh thoảng bạn ăn thịt đỏ (thịt lợn hoặc thịt bò) cũng không ảnh hưởng nhiều. Nếu bạn ăn thịt cừu thì nên chọn phần sườn thay vì phần thịt ở chân.

Gà tây

Gà tây và ngỗng có hàm lượng purine cao hơn so với các thực phẩm khác, vì thế bạn nên hạn chế ăn. Gà ta và vịt là lựa chọn thay thế phù hợp, bạn ăn phần đùi sẽ tốt hơn so với phần ức và da.

Đồ uống có đường

Bạn nên tránh các đồ uống ngọt có hàm lượng fructose cao như nước soda hoặc nước hoa quả. Các chất ngọt sẽ kích thích cơ thể sản xuất axit uric nhiều hơn. Những người tiêu thụ đồ uống có đường thường xuyên đều có nguy cơ bị gout cao (không chỉ với nam giới mà có thể tấn công sang cả phụ nữ).

Măng tây

Măng tây, súp lơ rau chân vịt và nấm đều có hàm lượng purine cao hơn các loại rau khác. Tuy nhiên, bạn không cần phải tránh các thực phẩm này hoàn toàn. Cơ thể dễ dàng bài tiết hoạt chất purine có nguồn gốc từ thực vật hơn, do đó bạn nên linh hoạt với chế độ ăn nhiều rau xanh  

Gan

Nội tạng động vật như gan thận và lá lách thì người bệnh tuyệt đối không nên ăn.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật