Bệnh liên cầu khuẩn ở lợn - Dấu hiệu và cách chữa trị

Bệnh liên cầu khuẩn ở lợn có chiều hướng gia tăng vào mùa nắng nóng. Bệnh liên cầu khuẩn lợn lây sang người có 3 thể: nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não mủ hoặc kết hợp cả hai.

Bệnh liên cầu khuẩn ở lợn - Dấu hiệu và cách chữa trị

Bệnh liên cầu khuẩn là một căn bệnh tương đối nguy hiểm không chỉ làm ảnh hưởng đến sức khỏe và thậm chí là cả tính mạng con người.

1. Đặc điểm của vi khuẩn

Vi khuẩn gây bệnh cho lợn có tên là Streptococus suis (S suis) chúng có thể sống ở 60oC trong 10 phút 50oC trong 2 giờ và 10oC trong 6 tuần Nhưng S suis rất dễ bị tiêu diệt bởi chất tẩy pha loãng 5% và bị diệt bởi nhiều loại kháng sinh như penicillin ceftriaxone cephalosporin ampicillin amoxicillin

Lợn mang vi khuẩn Ssuis gây viêm màng não nhiễm khuẩn huyết, viêm nội tâm mạc viêm khớp sốc nhiễm khuẩn ở lợn và người với tỉ lệ tử vong khá cao.

Nhóm người dễ mắc bệnh là do tiếp xúc trực tiếp với lợn hoặc thịt lợn nhiễm khuẩn. Vì bệnh chủ yếu lây từ lợn bị bệnh sang người nên việc biết cách phát hiện con lợn bị bệnh sẽ giúp chúng ta phòng tránh bệnh.

2. Dấu hiệu giúp phát hiện bệnh ở người

Người nhiễm bệnh chủ yếu do tiếp xúc trực tiếp với lợn mang vi khuẩn lợn ốm, hoặc thịt lợn bị nhiễm vi khuẩn. Vi khuẩn có thể lây lan qua vết thương niêm mạc miệng, mũi...

Người chăn nuôi lợn, người vận chuyển thịt lợn, người chế biến thịt lợn và cán bộ thú y có nguy cơ mắc bệnh cao hơn 1.500 lần so với những người khác. Người đi săn có thể bị nhiễm bệnh do tiếp xúc với lợn rừng bị bệnh.

Người bị nhiễm liên cầu lợn hay gặp nhất là bị viêm màng não mủ, sốc nhiễm khuẩn với tình trạng suy đa tạng viêm nội tâm mạc viêm phổi viêm khớp và viêm màng bụng.

Có sự khác biệt giữa các triệu chứng ở các bệnh nhân bị nhiễm liên cầu lợn.

Dấu hiệu người mắc bệnh liên cầu khuẩn ở lợn

Dấu hiệu người mắc bệnh liên cầu khuẩn ở lợn

Nếu viêm màng não cấp tính, bệnh nhân bị sốt đau đầu ớn lạnh buồn nôn nôn chóng mặt Sau đó có biểu hiện: mất thăng bằng khi đi lại hôn mê cứng cổ, xuất hiện các đốm xuất huyết đau khớp liệt nửa mặt và nửa người đau cơ dữ dội, có những vết bầm tụ máu ban đỏ.

Giai đoạn cấp của sốc nhiễm khuẩn có sốt, ớn lạnh đau đầu nôn, chóng mặt và đau bụng tăng huyết áp tăng nhịp tim rối loạn chức năng gan xuất huyết dưới da đông máu nội mạc rải rác, thiểu năng thận cấp và hội chứng suy hô hấp cấp.

Nếu bệnh nhân bị sốc nhiễm khuẩn, nguy cơ tử vong rất cao. Mất chức năng nghe là biến chứng phổ biến nhất khi bệnh nhân hồi phục sau viêm màng não mủ

3. Phương pháp điều trị và phòng bệnh

Khi đã xác định bị nhiễm liên cầu lợn, việc dùng kháng sinh để điều trị càng sớm càng tốt.
Các thuốc có thể dùng là: penicillin G, ceftriaxone, gentamicin, chloramphenicol và ampicillin. Liều lượng kháng sinh cũng khác nhau tùy theo mức độ nặng của bệnh. 
Với các bệnh nhân có mức độ trung bình, liều điều trị khuyến cáo là 4 triệu đơn vị penicillin G, 6 giờ dùng 1 lần hoặc 2g ceftriaxone, 12 giờ dùng 1 lần trong ít nhất là 10 ngày. Những trường hợp nặng, nên sử dụng 2g ceftriaxone, 6 giờ dùng 1 lần hoặc 2g ceftriaxone dùng sau mỗi giờ.
 
Trong nhiều trường hợp, việc phối hợp kháng sinh là cần thiết để tăng hiệu quả chữa bệnh và phòng vi khuẩn kháng thuốc.
Những bệnh nhân tình trạng nhiễm khuẩn rất nặng như sốc nhiễm khuẩn, phải phối hợp việc điều trị kháng sinh với các phương pháp điều trị và chăm sóc khác như duy trì nồng độ glucose máu 4  - 6mmol/l, chống nhiễm khuẩn đường tiêu hóa, chống nhiễm khuẩn bệnh viện, sử dụng immunoglobulin đường tĩnh mạch chống sốc.
Sốc nhiễm khuẩn có thể gây tổn thương đa tạng như gan, thận và hệ tuần hoàn, do vậy tỉ lệ tử vong rất cao trên 70%.
Điều trị bệnh liên cầu khuẩn ở lợn
Điều trị bệnh liên cầu khuẩn ở lợn

Phòng bệnh: Hiện nay chưa có vaccin phòng bệnh nhiễm liên cầu lợn cho người. Do đó việc phòng bệnh chủ yếu là phải kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển, buôn bán, giết mổ lợn để ngăn chặn sự lây lan sang người.

Những người nội trợ có vết thương ở da nên đeo găng khi tiếp xúc với thịt lợn sống. Sau khi chế biến cần phải rửa tay và đồ dùng thật kỹ. Thịt lợn cần được nấu chín theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới là: bảo đảm nhiệt độ ở giữa miếng thịt 70oC hoặc là nước từ thịt chảy ra phải trong, không còn màu hồng.

Không mua thịt lợn có màu đỏ khác thường, xuất huyết vì đó chắc chắn là lợn bị bệnh. Chỉ mua thịt đã qua kiểm định của cơ quan thú y.

Không ăn thịt lợn tái, nhất là tiết canh lợn trong thời gian có dịch. Chẩn đoán sớm, điều trị kịp thời có ý nghĩa quyết định để cứu sống bệnh nhân. Tránh tiếp xúc trực tiếp với lợn bị bệnh hoặc lợn mang vi khuẩn gây bệnh.

Đối với những người chăn nuôi, vận chuyển, giết mổ thịt lợn phải trang bị bảo hộ lao động, đeo găng tay để tránh tiếp xúc trực tiếp với lợn hoặc thịt lợn.

Cách ly lợn ốm để điều trị, lợn chết phải chôn, đổ thuốc sát khuẩn xung quanh hố chôn hoặc tiêu hủy. Chuồng trại chăn nuôi phải phun thuốc sát khuẩn để trống chuồng 2 tuần mới nuôi lợn trở lại.

 

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật