Bệnh tim mạch có di truyền hay không? Hãy tìm hiểu thêm về nó nhé!

Mẹ tôi đi khám bác sĩ chẩn đoán mắc bệnh mạch vành. Tôi nghe nói bệnh tim mạch có di truyền, điều này có đúng không, xin bác sĩ tư vấn giúp.

Lê Văn Năm (Quảng Bình)

Nhiều nghiên cứu phổ hệ cho thấy nếu bố mẹ hay anh chị em bị bệnh tim thì con cái, anh em ruột có nhiều nguy cơ mắc bệnh. Nếu người thân gần nhất (mẹ hoặc chị) tử vong do mắc bệnh tắc nghẽn mạch máu tim trước tuổi 55, thì bạn có nguy cơ cao bị bệnh tim trước 65 tuổi. Tỉ lệ bị bệnh tim sẽ cao gấp 3 lần người không có tiền sử bệnh gia đình Tuy nhiên, khi biết trước được tình trạng này, cần cố gắng giữ cho mức cholesterol tổng cộng cũng như HDL, LDL và triglycerid ở mức trung bình.

Để phòng bệnh tim mạch cách tốt nhất là loại bỏ các yếu tố nguy cơ.

Tỉ lệ mắc bệnh tim cũng có sự khác biệt ở từng giới và từng độ tuổi. Thường thì nam giới có nguy cơ bị đau tim cao hơn nữ giới và bị sớm hơn. Trong độ tuổi từ nhỏ đến trung niên, nam bị bệnh tim mạch nhiều hơn nữ; nhưng đến tuổi mãn kinh thì tỉ lệ bệnh tim mạch xấp xỉ nhau ở cả nam và nữ. Ở người cao tuổi, do lão hoá tự nhiên và do tim làm việc đã lâu năm nên bị yếu đi, vách tim dày hơn động mạch phần nào đã bị vữa xơ, do đó khả năng co bóp của tim trở nên khó khăn. Như vậy, càng cao tuổi nguy cơ mắc bệnh tim mạch càng tăng.

Để phòng bệnh tim mạch cách tốt nhất là loại bỏ các yếu tố nguy cơ: Bỏ thuốc lá thuốc lào ngay tức thì; Giữ cân bằng cholesterol cần giảm ăn chất béo có nguồn gốc động vật, ăn nhiều rau và trái cây các loại; Giảm cân nặng chống béo phì bằng giảm khẩu phần ăn hằng ngày; Tăng cường hoạt động thể lực như tập thể dục đều đặn, đi bộ, chơi một môn thể thao thích hợp; Phòng và chữa tăng huyết áp; Kiểm soát đường huyết ở mức trung bình; Tránh những cảm xúc bất lợi, những căng thẳng hằng ngày…

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật