Bệnh Trĩ nội: Nguyên nhân và biểu hiện khi mang bệnh

Trĩ nội là những búi trĩ được hình thành bên trong ống hậu môn (nơi thường không có thần kinh cảm giác). nếu không chữa trị, bệnh nặng lên gây nhiều biến chứng (thòi ra ngoài, chảy máu, nghẹt, sa trĩ và viêm da xung quanh vùng hậu môn...).

Trĩ nội gặp chủ yếu ở người trưởng thành, đặc biệt là người cao tuổi.

Bệnh trĩ có hai loại: trĩ nộitrĩ ngoại trong đó bệnh trĩ nội thường gây khó khăn hơn trong việc điều trị.

Trĩ nội được sinh ra do tắc nghẽn mạch máu ở ống hậu môn, mao mạch căng phồng tạo thành những đám rối tĩnh mạch. Bề mặt của trĩ nội thô, sáng bóng, thông thường có màu đỏ tươi, niêm mạc mỏng, vì vậy dễ chảy máu.

Cơ chế hình thành búi trĩ là do tĩnh mạch trên trực tràng và nhánh của nó không có van tĩnh mạch khi đứng ngồi lâu (thói quen ngồi lâu đọc sách báo, hoặc ngồi nhiều giờ do đặc thù nghề nghiệp) hoặc ngồi xổm dễ làm cho máu ứ lại, lâu dần làm cho hậu môn bị căng lên hay tăng sinh dẫn tới mắc trĩ nội. Một số yếu tố khác làm cho búi trĩ ngày một tăng lên do táo bón hoặc do cọ xát (quan hệ tình dục qua đường hậu môn) hoặc do chứng viêm nhiễm gây kích thích hoặc do đi đại tiện không đúng giờ hoặc do táo bón kéo dài táo bón kéo dài thường gặp ở người cao tuổi do ăn ít rau hoặc lười ăn rau, uống ít nước (sợ đi tiểu, nhất là tiểu đêm mùa lạnh), ít hoặc lười vận động cơ thể, nhất là người béo phì thừa cân người bị tai biến. Ngoài ra, một số người có thói quen ăn thức ăn cay nóng (hồ tiêu ớt hành tươi tỏi tươi, hạt tiêu, bồ tạt…) hoặc uống nhiều rượu Các loại này vào máu đi đến kích thích niêm mạc hậu môn, gây sung huyết dẫn tới mắc bệnh trĩ

Khi búi trĩ đã được hình thành, nếu tĩnh mạch bị phình, gập, trĩ sẽ bị gấp khúc, phình giãn rất mềm, nếu mạch máu bị phù nề màu của trĩ đỏ tươi, thô ráp, không bằng phẳng và rất dễ chảy máu Nếu táo bón đi ngoài rặn nhiều hoặc ngồi lâu trĩ sẽ thòi ra ngoài.

Trĩ nội có những biểu hiện gì?

Trĩ nội nếu không được chữa trị đúng, kịp thời, bệnh sẽ phát triển thành 4 giai đoạn (gọi là 4 mức độ) khác nhau. Độ 1, búi trĩ xuất hiện bên trong lòng hậu môn, người bệnh khó nhìn thấy nhưng dễ chảy máu (ra máu tươi, chảy thành giọt, từng tia hoặc máu dính theo phân). Với độ 1, ít hoặc không đau buốt, tuy vậy có lúc cảm thấy căng tức hậu môn hoặc đi đại tiện khó khăn. Độ 2, búi trĩ sa thấp hơn, nằm thập thò ở bên trong hậu môn. Khi rặn hay đi đại tiện, búi trĩ có thể thò ra ngoài sau đó tự thụt vào được chưa cần có sự can thiệp nào. Độ 3, búi trĩ sa ra ngoài hậu môn khi đi đại tiện, khi ngồi xổm hay cả khi đi lại nhiều. Búi trĩ rất khó tụt vào, người bệnh phải dùng tay đẩy búi trĩ mới vào bên trong hậu môn. Độ 4, búi trĩ thường xuyên nằm ngoài hậu môn rất khó đẩy vào hoàn toàn bên trong hậu môn. Từ độ 2 đến độ 4, búi trí thòi ra ngoài bị sưng tấy, nóng rát đau Các giai đoạn này do cơ vòng hậu môn bị giãn, các búi trĩ dễ bị sa ra ngoài, kích thích đại tràng tiết ra dịch nhầy, dịch nhầy sẽ chảy ra ngoài qua hậu môn làm hậu môn ẩm ướt, gây viêm nhiễm hậu môn (thậm chí có triệu chứng của nhiễm trùng: sốt), kích thích gây ngứa ngáy khó chịu hoặc làm nứt kẽ hậu môn. Nếu gãi sẽ làm xây xước niêm mạc hậu môn và búi trĩ, nguy cơ nhiễm trùng búi trĩ khó tránh khỏi.

 

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật