BS Nguyễn Thị Thúy: Điều trị viêm phế quản mạn tính - Bạn cần lưu ý những điều gì?

Viêm phế quản mạn tính là viêm tăng tiết nhầy của niêm mạc phế quản, gây ho và khạc đờm liên tục hoặc tái phát từng đợt.

Theo định nghĩa của các nhà chuyên môn, bệnh viêm phế quản là thuật ngữ dùng để chỉ tình trạng viêm lớp niêm mạc của các ống phế quản – các ống mang có chức năng dẫn không khí đến và đi từ phổi.

Tùy theo mức độ của bệnh cũng như thời điểm phát bệnh mà người ta phân chia viêm phê quản thành hai loại chính đó là: viêm phế quản cấp tính và viêm phế quản mãn tính

Viêm phế quản cấp tính:

Là tình trạng bệnh xuất hiện do nguyên nhân nhiễm trùng đường hô hấp trên hoặc do cảm lạnh gây nên viêm phế quản cấp tính thường chỉ diễn ra và kéo dài trong một thời gian ngắn.

Viêm phế quản mãn tính:

Là bệnh xuất hiện chủ yếu do người bệnh sử dụng thuốc lá kéo dài, hoặc có thể là do bệnh viêm phế quản cấp tính nhưng không được chữa trị kịp thời và dứt điểm. Các tổn thương xuất hiện chủ yếu ở phổi.

Nguyên nhân gây bệnh viêm phế quản mạn tính là do: hút thuốcthuốc lào nhiễm bụi, khí hậu ẩm ướt, lạnh, do cơ địa dị ứng…

Triệu chứng chính của bệnh là thường xuyên ho khạc về buổi sáng đờm nhầy trong, dính hoặc màu xanh, vàng đục. Mỗi đợt kéo dài 3 tuần, tăng về mùa đông và đầu mùa thu.

Về cách điều trị bệnh viêm phế quản mạn tính BS. Nguyễn Thị Thúy - Bộ Y tế khuyên người bệnh nên:

'+ Dùng kháng sinh theo kháng sinh đồ khi có bội nhiễm

+ Dùng các thuốc long đờm thuốc chống co thắt phế quản vỗ rung và dẫn lưu theo tư thế, chống viêm bằng nhóm corticoid

+ Thở ô-xy, thở máy, chống suy tim khi có tâm phế mạn…'.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật