Cách chăm sóc người bệnh viêm phế quản cấp tính!

Muốn bệnh nhân viêm phế quản nhanh khỏi cần kết hợp sử dụng thuốc điều trị bệnh và cách chăm sóc người bệnh viêm phế quản cấp theo những nguyên tắc dưới đây. Có thể chỉ là những lưu ý nhỏ, nhưng lại hỗ trợ rất hiệu quả trong quá trình điều trị bệnh viêm phế quản đấy.

Chăm sóc người bệnh viêm phế quản cấp

1. Làm sạch dịch ứ đọng ở phế quản

- Cho bệnh nhân nằm ở tư thế dẫn lưu (đầu thấp nghiêng về một bên).

- Cho bệnh nhân uống nhiều nước (khi chưa có suy tim và phù) để đờm loãng dễ khạc.

Uống nhiều giúp đờm dễ long ra hơn

Uống nhiều giúp đờm dễ long ra hơn

- Thực hiện các động tác vỗ và rung lồng ngực để gây long đờm.

- Hướng dẫn bệnh nhân tập thở sâu và ho có hiệu quả (thực hiện 4 lần/ngày, mỗi lần 5 - 10 phút).

2. Thực hiện các mệnh lệnh về thuốc

- Sử dụng thuốc loãng đờm, long đờm (không dùng thuốc kìm ho).

- Dùng thuốc kháng sinh (chú ý choáng phản vệ).

- Cho người bệnh sử dụng thuốc giãn phế quản (chú ý tác dụng phụ của thuốc như khó chịu buồn nôn, mạch nhanh với theophylin uống, trụy tim mạch hoặc ngừng thở nếu tiêm tĩnh mạch diaphylin quá nhanh).

- Chăm sóc người bệnh viêm phế quản cấp kết hợp thuốc corticoid (chú ý nhiều tai biến như giảm sức đề kháng loãng xương tăng huyết áp chảy máu tiêu hóa ).

3. Chăm sóc về dinh dưỡng và tinh thần

Chế độ dinh dưỡng rất quan trọng trong việc chăm sóc người bệnh viêm phế quản cấp

Chế độ dinh dưỡng rất quan trọng trong việc chăm sóc người bệnh viêm phế quản cấp

 

- Cho bệnh nhân ăn chế độ ăn giàu calo giàu đạm và vitamin

- Động viên và khích lệ để bệnh nhân an tâm điều trị khi chăm sóc người bệnh viêm phế quản cấp

4. Đề phòng và phát hiện sớm các biến chứng

Theo dõi sát bệnh nhân:

- Phát hiện khó thở mức độ, đếm tần số thở.

- Mức độ tím tái.

- Mạch, huyết áp thân nhiệt

- Đờm, số lượng và màu sắc.

- Tình trạng phù chi.

5. Giáo dục sức khoẻ

- Khuyên bệnh nhân tránh tất cả những yếu tố gây kích thích niêm mạc phế quản:

+ Không hút thuốc lá thuốc lào

+ Điều trị triệt để các ổ nhiễm khuẩn đường hô hấp trên.

Không hút thuốc để tránh bệnh nặng thêm

Không hút thuốc để tránh bệnh nặng thêm

+ Cải thiện môi trường sống: sạch sẽ, khô ráo, thoáng mát về mùa hè, ấm về mùa đông.

+ Nếu có điều kiện nên tiêm phòng cúm vào mùa thu, đông.

- Luyện tập phục hồi chức năng hô hấp:

+ Hướng dẫn bệnh nhân tập thở sâu để tống được nhiều khí cặn (hít vào sâu bằng mũi, thở ra hết bằng miệng chúm môi), tập 4 lần/ngày, mỗi lần 5 - 10 phút.

+ Hướng dẫn bệnh nhân cách tự làm sạch dịch ứ đọng ở phế quản bằng cách: hàng ngày uống đủ nước, tập ho có hiệu quả (ho 2 tiếng một ở thì thở ra, tiếng thứ 2 mạnh kết hợp với lực ép của cơ hoành).

+ Khuyên bệnh nhân có chế độ ăn đủ calo đạm và giàu vitamin luyện tập thể dục hợp lý để tăng cường sức đề kháng Dặn bệnh nhân khi thấy có một trong các dấu hiệu bất thường như khó thở sốt, khạc đờm mủ, phù... phải đến khám lại.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật